Mọi đứa trẻ đều có nguy cơ bị sâu răng. Men răng (lớp cứng bên ngoài) thường mỏng mềm hơn trên răng sữa, khiến chúng có nguy cơ bị sâu cao hơn. Dù không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhưng đau răng kéo dài liên tục khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong quá trình ăn uống, giao tiếp. Vậy trẻ bị đau răng sâu phải làm sao? Nguyên nhân sâu răng là gì? Dấu hiệu nhận biết ra sao?
Trẻ đau răng nên làm gì?
Nguyên nhân sâu răng ở trẻ
Sâu răng được hình thành là do vi khuẩn và những thứ khác gây ra. Nó có thể xảy ra khi thức ăn chứa carbohydrate (đường và tinh bột) còn sót lại trên răng. Những thực phẩm như vậy bao gồm sữa, soda, nho khô, kẹo, bánh, nước ép trái cây, ngũ cốc và bánh mì.
Sâu răng ở trẻ bắt nguồn từ thói quen ăn nhiều đồ vặt, bánh kẹo ngọt
Vi khuẩn thường sống trong miệng thay đổi những thực phẩm này nhằm tạo ra axit. Sự kết hợp giữ vi khuẩn, thức ăn, axit và tuyến nước bọt sẽ tạo nên mảng bám. Mảng bám hay còn được gọi là cao răng và chúng dính vào răng rất chắc. Theo thời gian, axit do vi khuẩn tạo ra dần ăn mòn men răng, gây sâu răng. Bên cạnh đó, vệ sinh răng miệng kém cũng là nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ.
Quá trình sâu răng ở trẻ
Tại giai đoạn đầu răng của trẻ sẽ xuất hiện những mảng phấn trắng. Ở giai đoạn sau, những đốm trắng đó bắt đầu chuyển sang màu nâu hoặc đen. Phần lớn, bốn răng cửa trên của bé thường bị ảnh hưởng nhiều nhất. Sâu răng ở trẻ nhỏ xảy ra nếu trẻ có thói quen sử dụng nhiều nước ngọt hoặc bánh kẹo.
Quá trình hình thành sâu răng ở trẻ
Dấu hiệu trẻ sâu răng
Sâu răng ở trẻ nhỏ phát triển theo thời gian và có thể khó phát hiện trong giai đoạn đầu. Thông thường, sâu răng ở con trẻ sẽ có một số biểu hiện như sau:
Dấu hiệu sâu răng
– Những đốm trắng xuất hiện trên bề mặt răng gần nướu nhất. Đây là dấu hiệu đầu tiên và bậc phụ huynh thường không phát hiện.
– Vùng nướu xung quanh răng có dấu hiệu sưng đau, chảy máu.
– Hơi thở của bé có mùi khó chịu.
– Răng trẻ trở nên nhạy cảm, ê buốt khi tiêu thụ những thực phẩm có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.
– Bé bị đau buốt răng khi ăn uống.
– Hàm bị đau khiến cho việc giao tiếp, mở miệng bị ảnh hưởng.
Trẻ bị đau răng do sâu nên làm gì?
Việc điều trị răng sâu sẽ tùy thuộc vào các triệu chứng, độ tuổi và sức khỏe chung của con trẻ. Trong hầu hết các trường hợp, việc điều trị đòi hỏi phải loại bỏ phần răng bị sâu và thay thế bằng miếng trám. Trám răng là vật liệu được đặt vào răng để “chữa lành” những tổn thương do sâu răng gây ra.
Áp dụng phương pháp hàn trám răng
Hiện nay, các vật liệu trám răng phổ biến bao gồm: Amalgam, vàng, kim loại quý, composite, inlay, onlay… Mỗi loại sẽ có những ưu điểm khác nhau. Để biết chính xác, bậc cha mẹ nên đưa con trẻ đến gặp trực tiếp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn chi tiết.
Một số giải pháp ngừa sâu răng tại nhà cho trẻ
Dưới đây là một số biện pháp góp phần ngăn ngừa sâu răng tại nhà cho trẻ:
– Cho trẻ đánh răng ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Đảm bảo răng miệng của trẻ đã được làm sạch và loại bỏ thức ăn thừa còn sót lại trong kẽ răng.
– Lựa chọn bàn chải có đầu lông mềm, kem đánh răng dịu nhẹ phù hợp với lứa tuổi trẻ.
– Cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý giúp phòng ngừa vi khuẩn hình thành.
– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cân bằng. Tích cực cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây thay vì cứ mãi tiêu thụ nhiều đồ ngọt, bánh kẹo.
– Đặt lịch hẹn tái khám răng định kỳ 2 lần/năm.
Hình ảnh độc quyền tại nha khoa Aimée
Hy vọng mọi thông tin từ bài viết trên giúp giải đáp thắc mắc của bạn về trẻ bị đau răng sâu phải làm sao. Nếu con bạn đang gặp tình trạng này nhưng mãi không khỏi. Hãy liên hệ cho nha khoa Aimée theo hotline 085 353 9939 để được chăm sóc tư vấn, điều trị nhanh chóng.