Mặc dù trẻ bị đau răng hàm là một điều tương đối bình thường. Nhưng không vì thế mà phụ huynh lại chủ quan không mang con đi thăm khám hay điều trị. Bởi răng đau sẽ tác động trực tiếp đến khả năng ăn uống, ngủ nghỉ hoặc thậm chí là giao tiếp ở trẻ.
Đau nhức răng ở trẻ
Nguyên nhân trẻ bị đau răng hàm
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau răng hàm ở trẻ em:
Nguyên nhân trẻ bị đau răng
– Sâu răng: sâu răng là nguyên nhân gây đau nhức răng thường gặp ở trẻ em. Sâu răng xảy ra do sở thích ăn nhiều đồ vặt, kẹo ngọt… Hơn nữa, vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng là yếu tố dẫn đến sâu răng.
– Mọc răng mới: khi trẻ mất răng sữa, răng mới mọc lên đâm xuyên qua nướu gây đau đớn. Ngoài ra, những chiếc răng mới này còn gây áp lực lên dây thần kinh.
– Vấn đề về xoang: cũng giống như người lớn, trẻ em mắc các bệnh về xoang thường bị ê buốt răng.
– Nhạy cảm với miếng trám răng: trẻ em được trám bằng hỗn hợp bạc có thể nhạy cảm với thức ăn, đồ uống nóng và lạnh.
– Chấn thương răng: hoạt động thể chất hay thói quen nghiến răng vô thức lúc ngủ đều là những nguyên nhân dẫn đến răng sứt mẻ. Khi răng bị nứt rất nhạy cảm đặc biệt là khi ăn uống.
– Đánh răng không đúng cách: việc chải răng quá mạnh có thể làm mòn men răng và nướu. Điều này khiến cho răng nướu bị tác động gây ê buốt.
– Áp xe răng ở trẻ.
Tác hại đau răng hàm ở trẻ
Đau răng là tình trạng không hiếm gặp ở trẻ em hiện nay. Có thể nói nôm na, răng đau là hiện tượng xung quanh chân răng bị tổn thương và trở nên đau nhức dữ dội. Dù không quá ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng răng đau kéo dài lại đem đến nhiều phiền toái cho trẻ như sau:
Tác hại đau nhức răng ở trẻ
– Răng đau ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Bởi đau răng đồng nghĩa với việc răng đang chịu tổn thương và nhạy cảm hơn bao giờ hết. Để giảm tải lực cắn lên bề mặt răng, phụ huynh nên cho trẻ tiêu thụ những thức ăn mềm, lỏng, ninh nhừ. Đặc biệt, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với đồ ăn nhiều gia vị, cay, nóng lạnh…
– Việc đau nhức răng không chỉ gây khó chịu cho trẻ mà còn ảnh hưởng đến hoạt động vui chơi, học tập. Điều này sẽ kéo năng lượng của trẻ xuống đáng kể.
– Đau răng được hình thành do lớp men răng bị mài mòn. Vi khuẩn gây hại sống trong khoang miệng ngày càng phát triển khiến cho hơi thở của trẻ có mùi khó chịu. Đối với những mảnh vụn thức ăn mắc kẹt giữa chân răng hàm chưa được vệ sinh kỹ. Tạo nên cho trẻ cảm giác vướng víu và tổn thương đến nướu.
Chữa đau nhức răng hàm cho trẻ bằng phương pháp dân gian
Khi trẻ bị đau răng phụ huynh nên đưa con đến thăm khám cùng bác sĩ càng sớm càng tốt. Bác sĩ có chuyên môn cao sẽ xác định được nguyên nhân gây đau nhức răng hàm ở trẻ. Đồng thời đưa ra các phương án điều trị thích hợp cho từng nguyên nhân. Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng có thể tham khảo và áp dụng cách khắc phục răng đau tại nhà cho trẻ như sau:
Giảm đau nhức răng cho trẻ bằng phương pháp dân gian
– Súc miệng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý.
– Chườm đá lạnh lên má ngoài tại khu vực răng tổn thương.
– Cải thiện đau răng hàm cho trẻ bằng cách cho gừng, tỏi vào các bữa ăn. Hoặc giã nhuyễn và đắp lên răng hàm đau nhức.
– Nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào cốc nước ấm để súc miệng. Cách khác phụ huynh cho trực tiếp lên bông gòn và đặt lên răng đau cho trẻ.
Biện pháp phòng ngừa đau răng hàm ở trẻ
Một số biện pháp ngăn ngừa tình trạng đau răng hàm ở trẻ xảy ra cụ thể:
Hướng dẫn và giám sát trẻ vệ sinh răng miệng
– Đánh răng ngày 2 lần bằng bàn chải cấu tạo sợi lông mềm.
– Hướng dẫn thao tác đánh răng đúng cách và luôn giám sát quá trình thực hiện của trẻ.
– Phụ huynh nên ưu tiên lựa chọn các dòng kem đánh răng dịu nhẹ, chứa thành phần hữu cơ tự nhiên, Tuyệt đối không nên cho trẻ dùng chung kem đánh răng với người lớn.
– Cha mẹ cần tránh cho trẻ ăn nhiều thức ăn vặt, nước ngọt, bánh kẹo…
– Thường xuyên đặt lịch hẹn cùng bác sĩ 6 tháng 1 lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng cho con.