Trám răng là một trong những thủ thuật phổ biến tại nha khoa. Được thực hiện để khôi phục lại những khiếm khuyết về hình thể trên răng như sâu răng, răng bị thưa hay thậm chí là sứt mẻ. Vậy trám răng thưa có bền không? Lý do gây ra tình trạng răng thưa là gì? Làm thế nào để duy trì được tuổi thọ của miếng trám răng? Nha khoa Aimée sẽ giải đáp tường tận trong bài viết dưới đây.
Trám răng thưa có bền không?
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng thưa
Răng thưa là tình trạng giữa các răng xuất hiện một khoảng trống và xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên hàm răng. Tình trạng này có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường thông qua khoảng cách và khe hở của các răng.
Nguyên nhân dẫn đến răng bị thưa
Răng thưa không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, làm cho nụ cười trở nên kém duyên. Mà nó còn khiến cho thức ăn thừa dễ bị mắc kẹt, gây ra một số bệnh lý nha khoa liên quan đến răng và nướu. Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến răng thưa gồm:
– Răng mọc chen chúc, kích thước quá nhỏ, thiếu răng.
– Thói quen cắn móng tay, mút tay, bặm môi làm răng cửa kéo về phía trước. Vô tình tạo ra những khoảng trống trên răng gây ra tình trạng thưa răng.
– Thường xuyên sử dụng tăm xỉa răng làm răng bị thưa.
– Mắc bệnh nướu răng, viêm nha chu, tụt lợi có thể khiến răng yếu ớt, dễ nhạy cảm. Do đó, làm cho răng di chuyển dễ dàng hơn và tạo ra các khoảng trống trên cung hàm.
Trám răng thưa duy trì được bao lâu?
Để trám răng bác sĩ sẽ phải sử dụng một vật liệu trám được làm từ composite, amalgam, vàng, sứ… nhằm lấp đầy những khoảng trống trên răng. Đồng thời khôi phục lại hình thể của răng như vỡ mẻ, lỗ sâu lớn (nếu có).
Miếng trám răng có thể tồn tại lên đến 3 – 5 năm và hơn thế nữa
Mặc dù trám răng là một phương pháp mang lại hiệu quả cao cũng như quy trình thực hiện tương đối ngắn tầm khoảng 15 phút. Nhưng nhiều người lại lo sợ rằng miếng trám răng lại không đạt độ bền như mong muốn.
Trên thực tế, miếng trám răng có thể tồn tại lên đến 3 – 5 năm và hơn thế nữa. Tuy nhiên, tuổi thọ của miếng trám có bền hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau bao gồm kỹ thuật trám của bác sĩ, chất liệu trám, cách sinh hoạt, ăn uống và vệ sinh răng miệng tại nhà.
Một số cách giúp gia tăng độ bền của miếng trám răng
Để kết quả trám răng đạt được như ý muốn, trước hết bạn phải tìm kiếm nha khoa uy tín để thực hiện. Bởi nếu trám răng ở những cơ sở chất lượng kém, vật liệu trám không đạt chuẩn sẽ gây ra hiện tượng kích ứng mô nướu. Ngoài ra, để kéo dài hạn sử dụng của miếng trám bạn có thể tham khảo một số cách sau:
Ưu tiên những thực phẩm được nấu chín kỹ, mềm, loãng như cháo, súp, cơm, sữa
– Chải răng thường xuyên tối thiểu 2 lần mỗi ngày để giữ miếng trám sạch sẽ. Điều chỉnh lực đánh răng nhẹ nhàng để tránh làm bong miếng trám.
– Dùng kem đánh răng chứa bảng thành phần xanh, không chất tẩy rửa mạnh để hạn chế tổn thương đến răng và nướu.
– Sau khi trám răng cần tránh tiêu thụ các đồ ăn quá dai cứng để không tác động mạnh lên miếng trám.
– Ưu tiên những thực phẩm được nấu chín kỹ, mềm, loãng như cháo, súp, canh, cá ninh nhừ… Nếu phải ăn những món giòn cứng hãy dùng kéo để chia nhỏ chúng ra để dễ nhai nuốt.
– Hạn chế dùng các loại đồ uống có khả năng bám màu cao như cà phê, trà, nước ngọt.
– Tái khám răng định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.