Trám răng là một kỹ thuật được thực hiện rộng rãi tại nha khoa với mục đích giúp cho các răng bị khiếm khuyết về hình thể (sâu, khe thưa, vỡ mẻ, mòn cổ chân răng…) trở lại dáng vẻ nguyên bản như ban đầu. Dù được giới chuyên gia đánh giá cao, nhưng trám răng có đau không vẫn là dấu chấm hỏi lớn làm cho nhiều người băn khoăn. Vậy lời giải đáp chính xác cho câu hỏi này là gì? Mời bạn đọc cùng nha khoa Aimée tiếp tục theo dõi bài viết sau.
Trám răng là một kỹ thuật được thực hiện rộng rãi tại nha khoa
Trám răng là gì?
Trước hết để trả lời cho câu hỏi trám răng có đau không? Đầu tiên chúng ta cần phải tìm hiểu xem trám răng thực chất là phương pháp như thế nào. Về cơ bản trám răng là một thủ thuật nha khoa được áp dụng để khôi phục những chiếc răng có nhiều khuyết điểm. Chúng tác động trực tiếp tới mặt thẩm mỹ, chức năng ăn nhai và phát âm của răng.
Trám răng
Với phương án này, bác sĩ dùng vật liệu trám (composite, amalgam, vàng, sứ…) để tiến hành tạo hình cho răng. Hiện nay, trám răng được chia làm 2 nhóm chủ yếu gồm trám răng thẩm mỹ và trám răng thông thường. Tùy vào mục đích lẫn tình trạng răng mà thời gian điều trị sẽ dao động tầm khoảng 15 – 45 phút.
Trám răng có gây đau nhức hay không?
Trên thực tế, trám răng chỉ mang lại hiệu quả cao khi được thực hiện đúng chỉ định. Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ chỉ định cho những khách hàng nào đang gặp phải các vấn đề như răng sâu, khoảng cách giữa các răng không quá lớn hoặc sứt mẻ vừa phải…
Quay ngược trở lại với câu hỏi trám răng có đau không ở phía trên. Các chuyên gia cho biết rằng, trám răng là một phương pháp thẩm mỹ hoàn toàn không gây đau đớn. Không xâm lấn, không mài nhỏ hay tác động xấu tới cấu trúc răng.
Trám răng là một phương pháp thẩm mỹ hoàn toàn không gây đau đớn
Vật liệu trám sẽ được đặt trực tiếp lên răng mà không làm tổn hại tới men răng và ngà răng. Nhờ đó, quy trình trám răng được thực hiện nhẹ nhàng, thoải mái mà không gây đau đớn. Khách hàng không cần há miệng hay nằm lâu trên ghế điều trị.
Quy trình trám răng gồm những bước nào?
Trám răng là một phương pháp có kỹ thuật thực hiện tương đối đơn giản và nhanh chóng. Một quy trình trám răng sẽ bao gồm các bước cơ bản như sau:
Quy trình trám răng gồm mấy bước?
Bước 1: Bác sĩ thăm khám răng miệng một cách bao quát. Xác định tình trạng răng miệng hiện tại có mắc bệnh lý đi kèm nào hay không. Xem xét số lượng răng cần phải điều trị bằng phương án hàn trám là bao nhiêu cái.
Bước 2: Qua bước 2 trong khâu này bác sĩ sẽ vệ sinh khu vực cần điều trị. Nhằm loại bỏ cao răng và mảnh vụn thức ăn còn đọng lại.
Bước 3: Khi khoang miệng được làm sạch kỹ lưỡng bằng dụng cụ chuyên dụng. Lúc này bác sĩ tiến hành cho vật liệu trám vào khoang trám. Chiếu đèn laser trong khoảng 40 giây để vết trám cứng lại.
Bước 4: Trám xong bác sĩ kiểm tra, điều chỉnh chỗ trám thêm một lần nữa. Đảm bảo vết trám được thẩm mỹ, bền, hạn chế bong tróc. Hoàn tất quy trình thực hiện, bác sĩ hướng dẫn khách hàng chăm sóc chỗ trám đúng cách tại nhà.
Sau khi trám răng nên làm gì?
Để miếng trám đạt hiệu quả thẩm mỹ tối đa cũng như kéo dài tuổi thọ của chúng. Sau khi hàn trám răng bạn cần lưu ý những điều sau:
Dùng nước súc miệng sau khi đánh răng xong để khoang miệng thơm mát
– Nên chải răng đều đặn 1 ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng, tối, để giữ răng miệng sạch sẽ.
– Sử dụng bàn chải và kem đánh răng phù hợp.
– Dùng thêm chỉ tơ nha khoa, máy tăm nước để vệ sinh kẽ răng.
– Dùng nước súc miệng sau khi đánh răng xong để khoang miệng thơm mát.
– Hạn chế thói quen xấu như hút thuốc lá, dùng tăm tre xỉa răng… Vì đây là nguyên nhân chính dẫn đến miếng trám bị xỉn màu, bong tróc nhanh, kém thẩm mỹ.
– Tránh tiêu thụ thực phẩm dai cứng vì có thể làm phá vỡ vết trám.