Mục đích chính của trám răng là tái tạo lại hình dạng ban đầu và chức năng vốn có của răng. Bằng cách sử dụng các vật liệu trám chuyên dụng để đặt vào khoang trám. Sau đó chiếu đèn laser trong một khoảng thời gian cố định giúp miếng trám đông cứng lại. Vậy trám răng có đau hay không?
Trám răng có đau hay không?
Trường hợp nào nên trám răng?
Trám răng là một thủ thuật nha khoa phổ biến có tác dụng khôi phục những khuyết điểm của răng. Đồng thời ngăn chặn các bệnh lý răng miệng tiến triển nặng hơn. Mặc dù, trám răng có kỹ thuật thực hiện tương đối đơn giản, phù hợp với nhiều khách hàng khác nhau. Tuy vậy, để trám răng đạt được kết quả như ý, bắt buộc phải điều trị theo đúng chỉ định. Thông thường bác sĩ chỉ định hàn trám răng trong các trường hợp sau:
Trám răng chỉ định khi răng sâu
Sâu răng là bệnh lý nha khoa thường gặp chủ yếu do vi khuẩn tạo ra. Bắt nguồn từ việc ăn nhiều đường, tinh bột, đồ ngọt và sự hời hợt trong chu trình chăm sóc răng miệng hằng ngày. Dẫn đến tình trạng thức ăn thừa mắc kẹt giữa các kẽ răng. Tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công hình thành nên mảng bám cao răng. Ngày qua ngày, nếu không làm sạch cao răng, sự tích tụ sẽ càng tăng lên gây sâu răng.
Trám răng chỉ định khi răng sâu
Ở giai đoạn đầu rất khó để nhận biết sâu răng vì chúng chỉ là những đốm trắng nhỏ liti trên bề mặt răng. Lâu dần vi khuẩn thâm nhập sâu hơn vào ngà răng tạo ra một lỗ thủng lớn có màu đen. Khiến cho bạn cảm thấy đau nhức dữ dội mỗi khi ăn nhai. Do đó, trám răng là giải pháp tối ưu giúp lấp đầy lỗ trống trên răng.
Trám răng chỉ định khi răng bị chấn thương
Chấn thương răng do tai nạn bất ngờ, chơi thể thao, té ngã gây sứt mẻ răng đều được chỉ định trám răng. Bởi răng vỡ mẻ sẽ khiến bề mặt răng bị gồ ghề, cộm nhám, làm cho môi và lưỡi dễ trầy xước. Chưa kể, răng bị mẻ còn làm thụt giảm sự tự tin, gây cản trở trong quá trình giao tiếp (đặc biệt cười nói).
Trám răng chỉ định khi răng bị chấn thương
Do đó, trám răng giúp tái tạo lại hình dạng của răng giúp răng thẩm mỹ hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, trám răng chỉ hiệu quả khi răng bị mẻ ít. Nếu vỡ lớn hơn phân nửa thân răng, bạn nên cân nhắc qua phương pháp phục hình răng khác như bọc răng sứ, dán sứ Veneer…
Trám răng chỉ định khi chân răng có dấu hiệu bị mòn
Mòn cổ chân răng không quá ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng đây lại là dấu hiệu cảnh báo cho thấy bạn đang có thói quen chăm sóc răng miệng không tốt. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này gồm sử dụng bàn chải đánh răng có đầu lông thô cứng, thao tác đánh răng mạnh, chải chiều ngang khiến lớp men răng bị bào mòn.
Trám răng chỉ định khi răng thưa
Răng thưa không chỉ tác động tới tính thẩm mỹ của hàm răng. Mà nó còn gián tiếp ảnh hưởng đến khả năng phát âm. Bên cạnh đó, những khoảng trống trên răng còn làm cho thức ăn dễ mắc kẹt và rất khó để lấy ra. Nếu tình trạng này cứ kéo dài, e rằng sẽ gây ra hiện tượng hôi miệng, sâu răng, viêm nướu… Trám răng giúp lấp đầy những khe hở giữa các răng, tạo nên tính thẩm mỹ và khôi phục chức năng ăn nhai.
Trám răng chỉ định cho răng thưa
Trám răng có đau không?
Nhiều người cho rằng trám răng không đau nhưng số khác lại cảm thấy đau khi thực hiện. Vậy tóm lại trám răng có đau hay không? Trên thực tế, trám răng là một thủ thuật chỉ thực hiện bên ngoài răng. Hoàn toàn không xâm lấn, không mài nhỏ răng nên cảm giác đau đớn là không có.
Trám răng có đau không?
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khách hàng cảm thấy đau nhức răng sau khi trám xong. Thì đây là điều bình thường và chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. Song hiện tượng đau nhức này sẽ bắt đầu thuyên giảm dần theo những ngày sau đó.
Lời kết
Với bài viết trên, nha khoa Aimée hy vọng đã giúp bạn giải đáp được phần nào thắc mắc về câu hỏi trám răng có đau hay không. Ngoài trám răng đau không, nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến chủ đề trám răng. Vui lòng liên hệ cho Aimée qua hotline 085 353 9939 để được các bác sĩ hỗ trợ tư vấn miễn phí.