Thường xuyên bị đau răng là một minh chứng quá cụ thể cho thấy sức khỏe răng miệng của bạn đang có vấn đề. Tưởng chừng như vô hại, nhưng răng đau sẽ khiến cho chất lượng sinh hoạt bao gồm: ăn uống, cười nói, nghỉ ngơi của bạn bị ảnh hưởng rất nhiều. Vậy do đâu mà răng lại bị đau thường xuyên và liên tục đến như vậy? Cùng Aimée tìm hiểu ngay nhé!
Thường xuyên bị đau răng
Răng khôn mọc
Đau răng do răng khôn mọc là một vấn đề thường gặp và gây khá nhiều khó chịu cho người bệnh. Răng khôn thường xuất hiện trong độ tuổi từ 17 đến 25. Tuy nhiên, do không đủ không gian trong hàm. Răng khôn thường gây ra đau và khó chịu khi cố gắng mọc hẳn lên hàm.
Khi mọc, răng khôn có thể gây ra áp lực và đẩy lệch các răng khác. Điều này làm cho răng khôn bị mắc kẹt, không thể mọc hoàn chỉnh và thẳng hàng. Các triệu chứng của đau răng do răng khôn mọc gồm sưng nướu, đau nhức ở vùng xung quanh. Bên cạnh đó, còn gây khó khăn khi mở miệng.
Răng bị sâu nặng
Sâu răng là do vi khuẩn trong miệng tạo thành axit. Tấn công men răng, mô nướu và gây ra sự suy giảm đau đớn. Khi sâu răng đã phát triển đến mức lan rộng. Nó có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh. Khiến răng trở nên đau nhức và nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với đồ ăn, thức uống nóng lạnh hoặc ngọt. Đau răng do sâu cũng có thể đi kèm với các triệu chứng khác như nhức đầu, sưng nướu, khó thở, hôi miệng. Nếu không được điều trị kịp thời, sâu răng sẽ làm suy yếu cấu trúc răng.
Răng sâu gây đau nhức răng
Răng đau do áp xe
Đau răng do áp xe răng là một vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải. Áp xe răng xảy ra khi có sự cọ xát quá mức giữa các răng khi nhai hoặc cắn. Đây có thể là do các nguyên nhân như tổn thương, mất răng, chỉnh nha hoặc các vấn đề về cắn. Khi có áp xe răng, các răng sẽ gặp áp lực quá mức khi tiếp xúc với nhau. Từ đó gây ra đau đớn và khó chịu.
Răng vỡ nứt chấn thương
Đau răng do chấn thương răng là một vấn đề gây ra nhiều khó chịu và đau đớn. Chấn thương răng xảy ra trong nhiều tình huống khác nhau. Từ tai nạn, va chạm mạnh đến hoạt động thể thao hay dùng răng mở vật dụng cứng. Khi răng bị chấn thương, xảy ra tình trạng nứt răng, gãy răng, hoặc tổn thương đến các mô mềm xung quanh răng. Bạn có thể cảm thấy đau tại vị trí bị chấn thương hoặc phạm vi xung quanh như hàm, quai hàm hoặc tai. Ngoài ra, cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu như chảy máu, sưng nướu, di chuyển không bình thường của răng hoặc mất răng.
Răng vỡ nứt
Mòn cổ chân răng
Mòn cổ chân răng xảy ra khi một phần của răng bị mất đi do sự ăn mòn của men răng dọc theo vùng cổ chân răng. Đây thường là kết quả của việc uống nước có nồng độ axit cao. Ăn nhiều thức ăn chứa đường hoặc có liên quan đến việc chà răng quá mạnh.
Đau răng do mòn cổ chân răng xảy ra dưới dạng đau nhức nhẹ. Hoặc cảm giác nhạy cảm khi tiếp xúc với thức ăn nóng, lạnh, ngọt, chua. Khi men răng bị ăn mòn, phần bên dưới men răng trở nên nhạy cảm với các tác động ngoại vi như nhiệt độ hoặc áp lực. Dẫn đến cảm giác đau tạm thời hoặc kéo dài.
Do thói quen ăn uống
Đau răng do thói quen ăn uống là một trong những nguyên nhân phổ biến. Thói quen ăn uống không đúng cách có thể gây ra tổn thương và đau đớn cho răng. Việc ăn uống thức ăn và đồ uống nhiều đường, mang tính axit cao. Sẽ làm tổn thương đến men răng, mô nướu và dây thần kinh xung quanh. Làm gia tăng mức độ nhạy cảm và đau răng nhiều hơn.
Đau răng do thói quen ăn uống
Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Việc không đảm bảo vệ sinh răng miệng đúng cách có thể dẫn đến tình trạng sâu răng, viêm nướu và mất men răng. Khi không đánh răng đủ lâu hoặc không đúng kỹ thuật. Vi khuẩn trong miệng sẽ phát triển tạo thành mảng bám trên men răng và xung quanh nướu. Điều này gây ra tình trạng viêm nướu, cao răng và đau răng khi sâu răng lan ra gần dây thần kinh.
Hơn nữa, nếu không sử dụng đúng loại bàn chải răng. Vi khuẩn và mảng bám có thể không được loại bỏ hết và tạo điều kiện cho sự phát triển của chúng. Gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn như mất men răng, viêm nha chu. Thậm chí vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu và gây ra tổn thương trong toàn bộ cơ thể.