Đau răng thường không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng trong một số trường hợp, chúng có thể là dấu hiệu của các tình trạng nghiêm trọng cần được điều trị y tế ngay lập tức. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi rằng tại sao bị đau răng hay không? Và cách xử lý chúng như thế nào? Cùng nha khoa Aimée tìm hiểu ngay nhé.
Răng bị đau bắt nguồn từ đâu?
Lý do khiến răng bị đau
Một số nguyên nhân gây đau răng phổ cụ thể:
Răng sâu
Sâu răng là lý do phổ biến nhất gây đau răng. Nếu sâu răng không được điều trị, áp xe có thể phát triển. Đây là một bệnh nhiễm trùng gần răng hoặc tủy bên trong răng. Sâu răng được chia làm 4 giai đoạn chính gồm sâu men, sâu ngà, viêm tủy, tủy chết.
Răng sâu gây đau răng
Thông thường ở giai đoạn đầu, khi những đốm trắng chỉ vừa mới xuất hiện bạn sẽ không cảm thấy đau răng. Thế nhưng, từ giai đoạn sâu ngà trở đi những cơn đau nhức, ê buốt sẽ dần có biểu hiện rõ rệt. Gây khó khăn trong quá trình ăn nhai cũng như sinh hoạt hằng ngày.
Mọc răng số 8
Răng khôn khi mọc đều mang đến cảm giác đau nhức dữ dội. Bởi chúng sẽ phải đâm xuyên qua đường viền nướu để mọc hoàn toàn lên cung hàm. Điều này thường gây viêm nướu, kéo dài đến hàm và tai.
Đau răng do những chấn thương
Chấn thương răng chẳng hạn như răng bị sứt mẻ do cắn phải vật cứng… Thường gây đau khi cắn hoặc nhai. Đồng thời làm răng nhạy cảm hơn với thức ăn nóng, lạnh, chua hoặc ngọt.
Răng chấn thương sứt mẻ gây đau nhức kéo dài
Răng nhạy cảm
Răng nhạy cảm chỉ kéo dài trong giây lát khi răng tiếp xúc với chất lỏng, không khí lạnh và thức ăn. Khi đó, bạn nên chuyển sang dùng kem đánh răng có chứa florua dành cho răng nhạy cảm và bàn chải đánh răng có lông mềm.
Biện pháp khắc phục răng đau tại nhà
Một số cách xử lý tình trạng đau răng ngay tại nhà bạn có thể tham khảo:
Thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau Ibuprofen là lựa chọn tốt nhất trong trường hợp này. Bởi nó sở hữu đặc tính kháng khuẩn, giảm viêm hiệu quả, thích hợp để điều trị răng đau. Thế nhưng, để đảm bảo sức khỏe răng miệng, bạn nên tham khảo trước ý kiến từ bác sĩ có chuyên môn cao nhé.
Sử dụng thuốc giảm đau
Súc miệng bằng nước muối
Nếu răng của bạn bị đau khi chạm vào thì lúc này đây hãy thử súc miệng bằng nước muối. Bởi nước muối có tác dụng loại bỏ vi khuẩn có hại khỏi miệng. Đồng thời, kháng khuẩn, chống viêm và làm giảm sưng tấy hiệu quả. Không những vậy, súc miệng với nước muối còn giúp loại bỏ các dị nguyên tồn đọng trong cổ họng. Mang đến cảm giác dễ chịu cho người bệnh.
Nước muối có tác dụng giảm đau, chống sưng viêm
Tránh thức ăn và đồ uống kích ứng
Đồ uống có ga, thức ăn và đồ uống có tính axit, nóng lạnh hoặc nhiều đường… Đều là những thực phẩm dễ dẫn đến tình trạng đau ê buốt cho răng. Thay vào đó, bạn nên lựa chọn tiêu thụ những món ăn dạng lỏng, mềm, dễ nhai nuốt chẳng hạn như súp bí đỏ, rau xanh. nước ép, cháo trắng…
Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm
Bàn chải lông cứng cũng có thể gây đau răng nướu. Thậm chí dẫn đến tụt nướu và làm mài mòn men răng. Thay vào đó, hãy chọn bàn chải lông mềm và chải theo chuyển động tròn để đảm bảo rằng bạn đang được chuyên gia làm sạch mà không làm tổn thương miệng.
Ảnh minh họa
Dùng chỉ nha khoa thường xuyên
Dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần giúp loại bỏ mảng bám tích tụ. Giúp giữ cho răng khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh nướu răng và sâu răng.
Dùng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ để chăm sóc sức khỏe răng miệng kỹ lưỡng
Tóm lại, đau răng là tình trạng phổ biến thường gặp. Những cách trên chỉ mang tính chất tạm thời. Trong trường hợp bạn bị đau răng kéo dài nhưng vẫn không khỏi. Lời khuyên chân thành nhất dành cho bạn ngay lúc này chính là kiểm tra răng miệng trực tiếp tại cơ sở nha khoa uy tín. Dựa trên kết quả bác sĩ sẽ đề xuất phác đồ chữa trị phù hợp. Hãy liên hệ cho nha khoa theo hotline 085 353 9939 để được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng nhé.