Việc tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và kiểm tra răng miệng định kỳ là điều cần thiết mà mỗi cá nhân nên làm. Thông qua hình thức thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng. Cũng như sớm phát hiện ra bệnh lý răng miệng (nếu có). Bên cạnh những lợi ích thì tác hại việc lấy cao răng cũng nhiều vô số kể. Vậy tác hại mà nha khoa Aimée đang đề cập đến là gì? Tiếp tục theo dõi bài viết sau đây để có lời giải đáp chính xác.
Bên cạnh những lợi ích thì tác hại việc lấy cao răng cũng nhiều vô số kể
Có nhất thiết phải loại bỏ cao răng không?
Lấy cao răng là một bước không thể thiếu trong chu trình chăm sóc răng miệng. Ngoài ra, còn là quy trình làm sạch sâu tại phòng khám nha khoa. Mục đích của việc lấy cao răng chính là loại bỏ các mảng bám dày sừng. Đồng thời, bảo vệ răng nướu khỏi các mầm bệnh gây hại dẫn đến tụt lợi, viêm nha chu, sâu răng, chảy máu chân răng…
Lấy cao răng là một bước không thể thiếu trong chu trình chăm sóc răng miệng
Vậy có nên lấy cao răng không? Như nha khoa Aimée đã chia sẻ ở trên, lấy cao răng là một việc làm vô cùng cần thiết. Không chỉ ngăn chặn vi khuẩn và phòng ngừa bệnh lý. Mà còn giúp bề mặt răng luôn sáng bóng và chống hôi miệng. Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị sóng siêu âm, di chuyển nhẹ nhàng lên thân răng và viền nướu để loại bỏ tạp chất.
Tác hại lấy cao răng tại cơ sở không uy tín
Đồng ý rằng, lấy cao răng là cách làm thông dụng nhằm bảo vệ sức khỏe răng miệng. Nhưng tác hại của việc lấy cao răng vẫn luôn tồn tại song song nếu như thực hiện sai cách. Thậm chí khiến răng trở nên nhạy cảm và yếu hơn so với lúc ban đầu.
Dù là phương pháp bạn chọn có kỹ thuật thực hiện đơn giản hay phức tạp. Hãy đảm bảo rằng nơi bạn thực hiện là cơ sở uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi và máy móc hiện đại. Dưới đây là những tác hại lấy cao răng tại phòng nha kém chất lượng:
Tổn thương tới nướu và các mô mềm xung quanh
– Gia tăng khả năng nhiễm trùng nướu vì dụng cụ cạo vôi không đạt chuẩn. Khâu vô trùng hời hợt và kém vệ sinh dẫn đến các bệnh truyền nhiễm giữa các khách hàng.
– Tổn thương tới nướu và các mô mềm xung quanh. Cao răng bao phủ lên toàn bộ thân răng khiến cho việc làm sạch trở nên khó khăn hơn. Khi đó đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải thật khéo léo. Nếu thao tác quá mạnh, dụng cụ ghì sát lên nướu sẽ gây ra tình trạng chảy máu.
– Làm mòn men răng do mức độ rung của máy quá lớn. Hoặc bác sĩ di máy quá mạnh tay.
Cần lưu ý những gì sau khi lấy cao răng?
Dưới đây là một vài lưu ý sau khi loại bỏ cao răng cụ thể:
Hạn chế tiêu thụ những thực phẩm nhiều đường, đồ ngọt hoặc tinh bột
– Lên kế hoạch chăm sóc răng miệng cẩn thận bằng cách đánh răng mỗi ngày.
– Chọn mua các loại bàn chải có sợi lông mềm để không tổn thương đến nướu. Hỗ trợ vệ sinh bề mặt răng một cách nhẹ nhàng.
– Sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride để bảo vệ răng. Đặc biệt thành phần này còn có công dụng ngăn ngừa sâu răng.
– Dùng chỉ tơ nha khoa để làm sạch các kẽ răng, loại bỏ thức ăn thừa còn đọng lại.
– Hạn chế tiêu thụ những thực phẩm nhiều đường, đồ ngọt hoặc tinh bột.
– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để làm sạch khoang miệng.
– Tránh hút thuốc lá ở mức tối đa vì thuốc lá là lý do gây ra các bệnh lý răng miệng.
Nếu bạn còn câu hỏi nào liên quan đến tác hại việc lấy cao răng. Vui lòng liên hệ cho nha khoa Aimée theo hotline 085 353 9939 để được hỗ trợ giải đáp trong thời gian ngắn nhất.