Không phải ngẫu nhiên, mà các bác sĩ nha khoa luôn khuyến khích mọi người hãy kiểm tra răng miệng và cạo vôi răng định kỳ 6 tháng 1 lần. Tuy nhiên, việc lấy cao răng chỉ hiệu quả khi được thực hiện tại phòng nha uy tín. Vì hiện nay không ít khách hàng phải đối diện với những tác hại lấy cao răng do sai kỹ thuật gây ra.
Hiện nay không ít khách hàng phải đối diện với những tác hại lấy cao răng do sai kỹ thuật gây ra
Cao răng hình thành như thế nào?
Cao răng còn được biết đến với tên gọi khác là vôi răng. Chúng là những mảng bám đã bị vôi hóa dưới tác động của khoáng chất có trong nước bọt. Cao răng thường xuất hiện tại các vị trí trên bề mặt răng và xung quanh đường viền nướu.
Cao răng còn được biết đến với tên gọi khác là vôi răng
Nếu bạn chưa biết, thì khoang miệng là nơi luôn tồn tại vi khuẩn. Ngay cả khi bạn giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt đi chăng nữa. Mỗi khi ăn uống, từng mảnh vụn thức ăn luôn sót lại trên răng dù ít hay nhiều.
Vi khuẩn sẽ tác động lên thức ăn thừa tạo thành lớp màng mỏng. Chúng dính chặt trên răng và còn được gọi là mảng bám. Để làm sạch những mảng bám này, bạn chỉ cần đánh răng kỹ lưỡng. Nhưng nếu mảng bám trở nên cứng, biến thành cao răng, tốt nhất bạn nên đến nha khoa để can thiệp.
Những rủi ro thường gặp khi lấy cao răng sai cách
Lấy cao răng là một trong những cách giúp răng lợi luôn khỏe mạnh. Bởi cao răng là tác nhân số 1 gây ra các bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Ví dụ như sâu răng, viêm nha chu, tụt lợi, hôi miệng. Hơn hết, cao răng quá dày, cứng còn khiến cho răng bị xỉn màu và kém thẩm mỹ.
Tác hại lấy cao răng không đúng cách là gì?
Mặc dù, loại bỏ cao răng là một thủ thuật tương đối đơn giản. Nhưng nếu thực hiện sai cách sẽ gây ra nhiều hệ lụy không tưởng. Vậy tác hại lấy cao răng không đúng cách là gì? Theo chia sẻ từ chuyên gia nha khoa, việc lấy cao răng sai kỹ thuật mang lại nhiều rủi ro như:
– Nhiễm trùng nướu: Điều kiện vô trùng, vô khuẩn trong nha khoa phải được đảm bảo. Đặc biệt, mỗi bộ dụng cụ dành riêng cho từng khách hàng phải được vệ sinh nghiêm ngặt. Nếu dụng cụ cạo vôi răng không đảm bảo sẽ dẫn đến tình trạng lây nhiễm chéo. Chưa kể còn khiến cho mô nướu bị nhiễm trùng.
– Tổn thương tới mô mềm và nướu: Tay nghề bác sĩ còn hạn chế là nguyên nhân dẫn đến tổn thương nướu sau khi cạo vôi răng.
– Ảnh hưởng trực tiếp tới lớp men răng.
Cách ngăn ngừa cao răng quay trở lại sau khi cạo vôi răng
Cách chăm sóc răng miệng lẫn chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành của cao răng. Như bạn cũng đã biết, cao răng được tạo nên từ mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn. Trong đó, những thực phẩm ngọt, nhiều đường, tinh bột rất dễ làm nên mảng bám. Ngoài ra, sau khi cạo vôi răng xong, bạn cần lưu ý một số điều như sau:
Sử dụng bàn chải có sợi lông mềm tránh không tổn thương tới nướu
– Đánh răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày sau mỗi bữa ăn, sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ.
– Sử dụng bàn chải có sợi lông mềm tránh không tổn thương tới nướu.
– Lựa chọn các dòng kem đánh răng có thương hiệu rõ ràng. Bên trong sản phẩm có chứa hoạt chất fluoride để làm sạch mảng bám nhẹ nhàng. Đồng thời bảo vệ men răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn.
– Kết hợp súc miệng bằng nước sinh lý để diệt khuẩn.
– Ăn nhiều trái cây, hoa quả có chứa hàm lượng vitamin C để hạn chế cao răng phát triển.
– Tránh uống nước ngọt, ăn đồ vặt, bánh kẹo ngọt. Vì đây là nhóm thực phẩm bất lợi cho sức khỏe răng miệng.
Mọi thông tin trên hy vọng giúp bạn giải đáp phần nào cho câu hỏi tác hại lấy cao răng sai cách. Nếu bạn còn thắc mắc nào thêm cần được nha khoa Aimée giải đáp. Đừng ngần ngại liên hệ cho Aimée qua số 085 353 9939 nhé.