Cao răng hay vôi răng đều là những mảng bám đã bị vôi hóa. Vì cao răng là nơi chứa rất nhiều ổ vi khuẩn gây hại. Cho nên chúng sẽ ngày càng phát triển và lan rộng ra nếu không can thiệp sớm. Vậy lợi ích cũng như tác hại khi lấy cao răng là gì? Làm thế nào để ngăn ngừa mảng bám hay cao răng quay trở lại? Ngay tại bài viết này, nha khoa Aimée sẽ cùng bạn giải đáp thắc mắc đó một cách chi tiết nhất.
Cao răng hay vôi răng đều là những mảng bám đã bị vôi hóa
Tìm hiểu về lấy cao răng
Cao răng là những mảng bám đã hình thành lâu ngày do vi khuẩn tác động lên thức ăn thừa. Chúng rất dễ nhận biết thông qua màu sắc đặc trưng bao gồm trắng sữa, vàng, nâu, đen. Thông thường các bác sĩ nha khoa luôn khuyến nghị mọi người nên lấy cao răng định kỳ 6 tháng 1 lần.
Chúng rất dễ nhận biết thông qua màu sắc đặc trưng bao gồm trắng sữa, vàng, nâu, đen
Lấy cao răng là một bước vô cùng quan trọng để răng miệng luôn được chắc khỏe. Sở dĩ cao răng là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh lý liên quan đến răng nướu. Về cơ bản, lấy cao răng là phương pháp giúp loại bỏ mảng bám trên bề mặt răng và xung quanh đường viền nướu. Bằng cách dùng các bộ dụng cụ hoặc máy cạo vôi răng bằng sóng siêu âm.
Lợi ích khi lấy cao răng
Không phải tự nhiên mà các bác sĩ lại khuyến khích mọi người nên kiểm tra răng miệng cũng như lấy cao răng định kỳ. Nếu cao răng được loại bỏ sẽ mang lại nhiều lợi ích đáng kể như sau:
Lợi ích lấy cao răng
– Ngăn chặn vi khuẩn tấn công gây ra các vấn đề hôi miệng.
– Phòng ngừa viêm nha chu, khắc phục tình trạng tụt lợi.
– Cải thiện sức khỏe răng miệng, củng cố men răng luôn chắc khỏe, giúp ăn uống ngon miệng.
– Ngăn ngừa sâu răng làm hỏng cấu trúc răng.
– Lấy cao răng còn có tác dụng loại bỏ mảng bám, vết ố gây xỉn màu răng. Từ đó, giúp răng trở nên trắng sáng hơn.
Tác hại của việc lấy cao răng sai cách
Song song những lợi ích thì tác hại của việc lấy cao răng sai cách cũng không phải là trường hợp hiếm gặp. Tuy lấy cao răng là thủ thuật nhỏ thuộc nha khoa thẩm mỹ. Nhưng kỹ thuật của bác sĩ thực hiện còn hạn chế sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Tác hại lấy cao răng sai cách
– Làm cho răng trở nên nhạy cảm, men răng bị bào mòn. Nếu lớp cao răng quá dày, bác sĩ sẽ phải dùng một lực mạnh để loại bỏ chúng. Tuy nhiên, nếu bác sĩ di máy quá mạnh sẽ gây tổn thương đến lớp men răng. Chưa kể còn gây chảy máu nướu.
– Gia tăng tỷ lệ nhiễm trùng, thậm chí gây ra các bệnh truyền nhiễm giữa các khách hàng với nhau. Trường hợp này xảy ra khi khâu vô trùng không được đảm bảo. Bộ dụng cụ hay thiết bị cạo vôi không được vệ sinh nghiêm ngặt.
Biện pháp phòng ngừa mảng bám và cao răng
Một số biện pháp giúp ngăn ngừa mảng bám và cao răng xuất hiện gồm:
Kiêng các loại đồ uống như trà, cà phê, rượu, bia
– Vệ sinh răng miệng cẩn thận, đánh răng ngày 2 lần để làm sạch khoang miệng.
– Sử dụng bàn chải đánh răng có kết câu từ sợi lông mềm. Khi đánh răng nên chải đều cả 2 mặt trong lẫn ngoài.
– Chọn kem đánh răng chứa fluoride để ngăn ngừa sâu răng. Củng cố men răng chắc khỏe.
– Loại bỏ thói quen xấu như hút thuốc lá. Vì thuốc lá là nguyên nhân gây hôi miệng, ố vàng răng, sâu răng.
– Ưu tiên chọn ăn những thực phẩm rau xanh, trái cây hữu cơ, trứng, sữa… Nhằm bổ sung đa dạng dưỡng chất giúp răng nướu khỏe mạnh.
– Kiêng đồ ngọt, nhiều đường và tinh bột.
Nếu bạn còn câu hỏi nào liên quan đến tác hại khi lấy cao răng. Vui lòng liên hệ cho nha khoa Aimée theo hotline 085 353 9939 để được hỗ trợ giải đáp trong thời gian ngắn nhất.