Dán sứ Veneer đúng kỹ thuật có thể mang lại một kết quả tuyệt vời cho việc cải thiện những khiếm khuyết trên hàm răng lẫn nhan sắc của bệnh nhân. Ngược lại, nếu thực hiện sai cách sẽ dẫn đến các tác hại dán sứ Veneer khôn lường. Không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, mà còn gây ra nhiều vấn đề cho tổng thể sức khỏe của răng miệng.
Dán sứ Veneer cải thiện dáng răng như ý
Tác hại khôn lường của việc dán sứ Veneer sai kỹ thuật
Dán răng sứ Veneer là một phương pháp giúp khắc phục khuyết điểm trên răng trong thời gian ngắn. Với ưu điểm hạn chế xâm lấn, dán sứ Veneer giúp bảo tồn tối đa răng gốc. Đây cũng chính là lý do mà nhiều người tìm đến phương pháp này ngày một đông. Thông thường, dán sứ Veneer được chỉ định cho những trường hợp răng thưa, xỉn màu, xô lệch nhẹ. Mặc dù là công nghệ mới, nhưng nếu kỹ thuật thực hiện không đúng. Thì dán răng Veneer vẫn gây ra các tác hại như sau:
Gây cộm cấn khi ăn nhai
Một trong những tác hại điển hình khi thực hiện dán sứ sai cách chính là cộm cấn khi ăn uống. Khi sứ veneer không được lắp đúng cách và không hợp với cấu trúc răng gốc. Điều này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chức năng của việc nhai. Tạo một trạng thái không thoải mái và khó chịu khi ăn uống.
Dán sứ sai cách khiến mặt dán cộm cấn
Ảnh hưởng đến tủy
Dán sứ veneer sai kỹ thuật gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Trong đó có rủi ro chết tủy. Khi quá trình dán sứ veneer không được thực hiện đúng cách. Nó sẽ gây tổn thương hoặc áp lực không mong muốn lên răng gốc làm chết tủy. Khi tủy bị tổn thương, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào trong răng và gây nhiễm trùng. Nếu không xử lý kịp thời, vi khuẩn lan rộng ra và dẫn đến nhiều vấn đề nha khoa. Chẳng hạn như viêm nướu, sưng lợi, tấy đỏ và đau nhức.
Làm khớp cắn bị sai lệch
Khớp cắn là sự tương tác giữa các răng của cả hàm trên và hàm dưới khi hàm miệng đóng mở. Việc khớp cắn bị sai lệch sẽ gây ra nhiều vấn đề. Các răng có thể không tiếp xúc một cách đồng đều. Dẫn đến sự mất cân đối trong việc nhai và rối loạn chức năng của hệ thống nhai. Điều này gây ra một loạt các vấn đề như đau nhức hàm miệng, mệt mỏi khi nhai, đau đầu. Ngoài ra, bị sai khớp cắn cũng có thể tạo ra áp lực không đều lên các răng, gây mòn, nứt, hoặc hư hỏng.
Dán sứ không đúng cách làm sai lệch khớp cắn
Dẫn đến răng sâu
Nếu sứ Veneer gắn lên bề mặt răng không được thực hiện cẩn thận. Nó sẽ gây tổn thương cho men răng hoặc tạo ra khe hở giữa sứ veneer và răng gốc. Những khe hở này tạo điều kiện cho vi khuẩn và mảng bám thức ăn tích tụ, gây ra tình trạng sâu răng.
Khi răng bị nhiễm vi khuẩn từ sự tích tụ thức ăn và khe hở. Vi khuẩn có thể tấn công men răng và lan rộng vào mô dưới men. Gây ra sự suy giảm và hủy hoại của răng. Kết quả là, sâu răng có thể được hình thành và lan rộng. Khiến răng đau nhức và nhạy cảm với thức ăn nóng, lạnh hoặc ngọt.
Làm thế nào để tránh tình trạng dán sứ Veneer sai kỹ thuật?
Để hạn chế và ngăn chặn tình trạng dán sứ Veneer sai kỹ thuật. Bạn có thể lưu ý những cách như sau:
Dán sứ tại nha khoa đáng tin cậy
Tại một nha khoa uy tín, bạn sẽ nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp từ các bác sĩ có kinh nghiệm và được đào tạo đầy đủ về phương pháp dán veneer. Nha khoa uy tín sẽ tiến hành kiểm tra toàn diện về tình trạng răng miệng của bạn. Bao gồm kiểm tra tình trạng men răng, nướu và khớp cắn. Đảm bảo quá trình dán veneer được thực hiện theo kỹ thuật và phù hợp.
Feedback khách hàng dán sứ Veneer tại Aimée
Ngoài ra, nha khoa uy tín sẽ sử dụng các vật liệu và công nghệ hiện đại nhất để đảm bảo chất lượng và độ bền của sứ veneer. Các bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật tiên tiến để định hình và lắp đặt veneer một cách chính xác và hòa hợp với cấu trúc răng gốc.
Thêm vào đó, cung cấp cho bạn thông tin về cách chăm sóc và bảo quản veneer sau khi được đán. Họ sẽ hướng dẫn bạn về cách đánh răng, sử dụng chỉnh hình và thăm khám nha sĩ định kỳ để duy trì sức khỏe răng miệng tốt.
Vệ sinh mặt dán sứ sau khi phục hình
Sau khi dán sứ veneer, chăm sóc và bảo quản răng miệng đúng cách là rất quan trọng. Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn duy trì sức khỏe và độ bền của sứ veneer:
Dán sứ không cộm cấn, bền đẹp tại Aimée
– Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày bằng bàn chải răng mềm và kem đánh răng không chứa chất mài mòn. Đảm bảo bạn chải kỹ từng răng và không quên vùng sứ veneer.
– Hạn chế tiếp xúc với thức ăn và đồ uống có chứa chất tạo mảng như đường, cà phê, rượu và nước ngọt. Nếu tiếp xúc, hãy súc miệng bằng nước sạch sau đó.
– Tránh dùng răng để cắt, xé đồ vật cứng hoặc mở các vật liệu như nắp chai. Bởi sứ veneer có thể bị gãy hoặc tách ra nếu áp lực quá lớn.
– Đi đến nha khoa định kỳ để kiểm tra và vệ sinh răng miệng. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng của sứ veneer và xác định nếu có bất kỳ vấn đề nào cần được xử lý sớm.
Bằng cách tuân thủ các quy tắc chăm sóc răng miệng sau khi dán sứ veneer. Bạn có thể đảm bảo rằng veneer sẽ duy trì chất lượng và độ bền của nó. Từ đó tránh các tác hại về sau, cũng như giữ cho hàm răng của bạn khỏe mạnh và đẹp mắt.