Răng số 7 là răng hàm giữ vai trò rất quan trọng. Không chỉ đảm nhận chức năng ăn nhai, mà nó còn đem lại sự cân đối cho toàn hàm răng. Trong một số trường hợp, răng số 7 bị lung lay đau nhức như thường. Khiến cho đời sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh ảnh hưởng ít nhiều. Vậy nguyên nhân dẫn đến răng số 7 đau nhức là gì? Một số phương pháp điều trị? Đọc ngay bài viết sau để nắm rõ hơn bạn nhé!
Răng số 7 bị đau nhức
Răng số 7 bị lung lay từ nguyên nhân gì?
Răng số 7 là răng hàm nằm ở phía trước và liền kề răng khôn. Được xem là răng cối lớn thứ 2 bao gồm răng số 6, răng số 7, răng số 8. Cho nên răng số 7 đảm nhận chức năng ăn nhai, nghiền nát thức ăn chính. Một số nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng đau răng cụ thể:
Bệnh nướu răng
Nướu răng gặp bệnh lý hay còn được gọi là viêm nha chu. Loại bệnh này liên quan đến viêm, nhiễm trùng vùng nướu xung quanh răng. Điều này xảy ra bắt nguồn từ việc vệ sinh răng miệng kém. Nếu đánh răng không đúng cách, dùng bàn chải chứa đầu lông quá cứng hoặc không làm sạch răng định kỳ. Thì cao răng và vi khuẩn có thể tích tụ ngày một nhiều hơn gây nhiễm trùng nướu răng. Bệnh nướu răng nếu phát triển sẽ khiến nướu và răng số 7 tách khỏi nha. Khi đó răng số 7 bị lung lay và đau nhức là điều không thể tránh khỏi.
Bệnh nướu răng
Răng khôn mọc khiến răng số 7 bị lung lay
Vì nằm sát bên cạnh nhau, cho nên răng khôn mọc thường gây tổn thương cho những răng khác, trong đó có răng số 7. Nói sơ qua, răng khôn hay còn được gọi là răng số 8. Đây là chiếc răng mọc trễ nhất trong tất cả các răng và có thể đem lại nhiều biến chứng như viêm nhiễm, sưng nhức, sốt, rối loạn cảm giác. Trong một số trường hợp, răng khôn khi mọc có thể ép vào và gây tiêu phần thân hoặc chân răng số 7.
Giai đoạn thai kỳ
Làm mẹ là một trong những điều tuyệt vời và thiêng liêng của người phụ nữ. Trong giai đoạn mang thai, cơ thể của người mẹ sẽ có những biến chuyển về nồng độ hormone ảnh hưởng đến nha chu. Thế nên, đây cũng là nguyên nhân có thể khiến răng số 7 bị lung lay. Mặc dù những sự thay đổi này sẽ tự động hết sau khi kết thúc thai kỳ. Nhưng để đảm bảo an toàn sức khỏe răng miệng, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để có giải pháp chữa trị kịp thời.
Giai đoạn thai kỳ
Răng số 7 lung lay do chấn thương
Một nguyên nhân khác khiến răng số 7 lung lay đau nhức chính là chấn thương. Tác động từ ngoại cảnh như té ngã, va đập mạnh vào mặt khiến răng trở nên sứt mẻ, gãy, lung lay. Cùng với đó, tật nghiến răng khi ngủ cũng là yếu tố gây đau răng số 7.
Biện pháp “xoa dịu” cơn đau nhức cho răng số 7 tại nhà
Một số biện pháp giúp khắc phục đau nhức răng số 7 hiệu quả:
Đánh răng cùng bàn chải chứa đầu lông mềm
– Chú ý vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng bằng cách dùng bàn chải lông mềm, kem đánh răng dịu nhẹ dành cho răng nhạy cảm, sử dụng thêm chỉ nha khoa, máy tăm nước. Nhằm loại bỏ vi khuẩn gây hại sinh sôi phát triển. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm nước muối sinh lý để xoa dịu cơn đau nhức răng.
– Hạn chế tiêu thụ những đồ ăn quá dai cứng, thức uống có cồn, ga, nước ngọt. Thay vào đó, tích cực ăn nhiều rau xanh, trái cây, súp, cháo nhằm tránh tác động lực mạnh đến bề mặt răng.
– Sử dụng tinh dầu tràm chữa đau nhức răng bằng cách nhỏ vài giọt tinh dầu vào bông gòn đã được tiệt trùng. Chấm nhẹ vào vị trí răng đang đau và giữ cố định chúng trong vòng 2-3 phút. Lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày cơn đau nhức sẽ được giảm thiểu đáng kể.
Sử dụng những thực phẩm mềm, dễ nhai nuốt
Hy vọng mọi thông tin từ bài viết trên giúp giải đáp thắc mắc của bạn về răng số 7 bị đau nhức nên làm gì. Nếu bạn đang gặp các bệnh lý về răng miệng nhưng không rõ nguyên do. Đừng ngần ngại liên hệ cho Aimée theo hotline 085 353 9939 để được tư vấn trong thời gian ngắn nhé.