Ở trẻ em răng lung lay là một dấu hiệu rất bình thường và phổ biến. Tuy nhiên, điều này lại trái ngược hoàn toàn nếu bạn đang trong độ tuổi thanh thiếu niên trở lên. Đặc biệt răng số 6 bị lung lay đau nhức, bởi đây là răng hàm giữ vai trò ăn nhai chính. Vậy nguyên nhân gây nhức răng số 6 là gì? Cách khắc phục như thế nào?
Răng số 6 lung lay đau nhức khó chịu
Nguyên nhân răng số 6 bị đau nhức
Răng số 6 hay còn được biết đến với tên gọi khác là răng cối hoặc răng cấm. Được đánh giá là chiếc răng có kích thước lớn nhất trong hàm. Cho nên răng số 6 đảm nhận một số vai trò rất quan trọng bao gồm ăn nhai, nghiền nát thức ăn. Cũng như duy trì tính thẩm mỹ, hạn chế tình trạng tiêu xương, xô lệch hàm. Một số nguyên nhân dẫn đến răng số 6 lung lay:
Bệnh về nướu
Bệnh về nướu thường được gọi là viêm nha chu. Chúng liên quan đến viêm và nhiễm trùng vùng nướu răng. Điều này có thể xảy ra do thói quen vệ sinh răng miệng kém. Theo thống kê, có tới 40% số người bị bệnh nướu răng và khoảng 70% trường hợp mất răng xảy ra do tình trạng này.
Viêm nha chu dẫn đến đau răng
Chăm sóc răng miệng hời hợt là nguyên nhân dẫn đến viêm nha chu. Bởi các mảng đều chứa vi khuẩn khiến nướu bị kéo ra khỏi răng. Tạo ra những khoảng trống có thể bị nhiễm trùng, gây ê buốt răng. Một khi cao răng được hình thành bạn sẽ khó làm sạch bằng bàn chải thông thường. Lúc này bạn cần nhờ đến sự can thiệp từ nha sĩ.
Giai đoạn thai kỳ
Nồng độ estrogen và progesterone tăng lên khi mang thai có thể ảnh hưởng đến xương và mô trong miệng. Sự thay đổi về hormone này có thể tác động đến nha chu dẫn đến răng nhạy cảm, ê buốt, đau nhức, lung lay.
Hormone thay đổi trong giai đoạn thai kỳ
Tổn thương răng
Các tác động từ bên ngoài như một cú đánh vào mặt, tai nạn xe cộ cũng có thể làm hỏng răng và các mô xung quanh. Kết quả dẫn đến răng bị sứt mẻ, lung lay hoặc nặng hơn là mất răng. Hơn nữa, nghiến răng mỗi khi ngủ, căng thẳng đều làm mòn các mô và lung lay răng.
Răng tổn thương
Loãng xương làm răng bị lung lay
Loãng xương là tình một trạng phổ biến khiến xương trở nên yếu đi. Do đó, ngay cả những va chạm nhẹ cũng có thể dẫn đến gãy xương. Mặc dù loãng xương thường ảnh hưởng đến cột sống, hông và cổ tay. Nhưng thực tế nó cũng làm hỏng xương hàm răng.
Cách phòng ngừa răng đau nhức
Một người không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa tình trạng răng lung lay, nhưng họ có thể thực hiện các bước để giảm thiểu rủi ro. Một số lời khuyên cho sức khỏe răng và nướu bao gồm:
Phòng ngừa đau nhức răng
– Đánh răng cùng bàn chải chứa đầu lông mềm 2 lần/ngày để đảm bảo răng miệng luôn được sạch sẽ.
– Thay vì dùng tăm xỉa răng làm sạch thức ăn thừa, bạn nên cân nhắc sử dụng máy tăm nước, chỉ nha khoa để hiệu quả làm sạch tốt hơn. Đồng thời, ngăn chặn những tổn thương không đáng có lên vùng nướu xuất hiện.
– Giảm tần suất hút thuốc lá đến mức tối đa. Bởi thuốc lá không chỉ gây ố vàng răng, hôi miệng mà nó còn gây ra các bệnh về tim mạch, phổi, ung thư.
– Duy trì thói quen kiểm tra và làm sạch răng miệng định kỳ 6 tháng/lần theo khuyến nghị.
– Đeo nẹp cắn khi nghiến răng khi ngủ nếu bạn đang gặp phải vấn đề này.
– Hỏi bác sĩ về việc bổ sung canxi và vitamin D giúp phòng ngừa loãng xương
kiểm soát bệnh tiểu đường, vì tình trạng này là một yếu tố nguy cơ gây bệnh nướu răng.
Lời kết
Răng số 6 lung lay đau nhức là điều đáng báo động ở người trưởng thành. Nó có thể là kết quả của sự chấn thương, tổn thương răng. Nó còn biểu thị một tình trạng tiềm ẩn, chẳng hạn bệnh nướu răng, loãng xương. Ngoài ra, răng cũng có thể bị lung lay do mang thai.
Nha khoa chăm sóc sức khỏe răng miệng toàn diện
Việc điều trị cho một chiếc răng lung lay phần lớn phụ thuộc vào nguyên nhân. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn tuân thủ quy trình vệ sinh răng miệng và thường xuyên đến nha sĩ để kiểm tra. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp. Vui lòng liên hệ cho Aimée theo hotline 085 353 9939 để được tư vấn chi tiết nhé.