Răng số 6 bị đau là một vấn đề rất phổ biến trong lĩnh vực nha khoa. Khi răng số 6 bị đau, các hoạt động nhai, ăn uống, nói chuyện, nghỉ ngơi trở nên đau đớn và khó chịu. Vậy, việc điều trị đau răng số 6 tại nha khoa là một lựa chọn tối ưu giúp đảm bảo sức khỏe. Song đó, bạn vẫn có thể áp dụng các biện pháp cải thiện đau nhức răng tại nhà.
Giảm đau nhức răng
Giảm đau răng bằng nước muối
Là một phương pháp tự nhiên để giảm đau và làm dịu cảm giác khó chịu. Việc súc miệng bằng nước muối có khả năng làm giảm viêm nhiễm và làm sạch khu vực răng bị đau. Đơn giản chỉ cần pha một ít muối vào một cốc nước ấm. Sau đó súc miệng trong khoảng 30 giây. Nước muối có khả năng loại bỏ vi khuẩn và chống viêm. Từ đó giảm đau và khôi phục sức khỏe cho răng tổn thương.
Giảm đau bằng cách súc miệng cùng nước muối
Chữa nhức răng bằng lô hội
Lô hội có tên khoa học là Aloe vera và được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong đó có khả năng chống viêm và giảm đau. Để giảm đau răng bằng lô hội, bạn có thể sử dụng gel lô hội tươi trực tiếp từ cây lô hội. Cắt một lá lô hội và lấy gel trong bên trong. Gel có thể được áp dụng trực tiếp lên khu vực răng bị đau. Lô hội có chứa các chất kháng viêm tự nhiên và chất làm tê tự nhiên. Từ đó giúp giảm đau và làm dịu cảm giác khó chịu. Ngoài việc giảm đau, lô hội còn có khả năng làm lành tổn thương và kích thích quá trình phục hồi nhanh chóng.
Chườm lạnh có tác dụng giảm đau nhức răng
Chườm lạnh có tác dụng làm giảm sưng và giảm cơn đau tạm thời. Nhiệt độ lạnh giúp gây tê vùng thần kinh và ngăn chặn cảm giác đau tới não bộ. Hơn nữa, áp dụng chườm lạnh còn tạo ra một tác động cơ học giúp làm giảm căng thẳng. Bạn có thể đặt túi chườm y tế lên vùng răng bị đau khoảng 10-15 phút. Trường hợp không có sẵn túi chườm, bạn có thể thay thế bằng cách chườm đá lạnh. Lưu ý không để đá tiếp xúc trực tiếp với da mà hãy bọc nó trong khăn để tránh làm hại da.
Chườm lạnh có tác dụng gây tê vùng răng tổn thương giúp giảm đau
Khắc phục cơn đau bằng tinh dầu đinh hương
Tinh dầu đinh hương có tính chất kháng viêm, giảm đau và kháng khuẩn. Làm cho nó trở thành một lựa chọn hữu ích trong chăm sóc răng miệng. Cho một vài giọt tinh dầu đinh hương vào cốc nước sạch và khuấy đều thành dung dịch. Sau đó, sử dụng dung dịch này như một loại nước súc miệng trong khoảng 30 giây và nhổ đi.
Tinh dầu đinh hương có khả năng kháng khuẩn và chống vi khuẩn. Giúp làm giảm sự phát triển của vi khuẩn gây đau răng. Lưu ý, tinh dầu đinh hương rất mạnh và có thể gây kích ứng nếu sử dụng quá nhiều hoặc không pha loãng. Hãy tuân thủ hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng. Cũng như hạn chế việc sử dụng tinh dầu đinh hương cho trẻ em hoặc những người có da nhạy cảm.
Gừng giúp xoa dịu răng số 6 bị đau
Gừng là một loại gia vị và thảo dược phổ biến có chứa các chất chống viêm và chất gây tê tự nhiên. Để giảm đau răng bằng gừng, bạn có thể sử dụng gừng tươi và cắt thành từng lát mỏng. Sau đó, đặt lát gừng trực tiếp lên khu vực răng bị đau và nhai nhẹ. Hoặc giữ miếng gừng lên trong khoảng 5-10 phút. Chất gây tê tự nhiên trong gừng giúp giảm đau và xoa dịu cảm giác khó chịu. Đặc biệt, gừng còn có khả năng kháng vi khuẩn. Giúp kiểm soát sự phát triển và lây lan của vi khuẩn trong khoang miệng.
Giảm đau răng bằng gừng
Mọi thông tin từ bài viết trên giúp giải đáp thắc mắc cho câu hỏi răng số 6 bị đau và khắc phục tại nhà như thế nào. Tuy nhiên, các giải pháp trên chỉ mang tính chất giảm đau tạm thời. Nếu bạn đã áp dụng mà cơn đau vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm. Thì cách tốt nhất bạn nên liên hệ với nha khoa để được kiểm tra răng miệng.