Tương tự răng khôn, răng kế răng khôn bị đau cũng là một trong số trường hợp thường gặp. Vì đây là răng hàm thứ hai nên khi đau sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ăn nhai lẫn sinh hoạt. Gây cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn và làm giảm sự hấp thu các chất dinh dưỡng.
Răng kế răng khôn bị nhức
Tại vì sao mà răng kế răng khôn lại bị đau?
Răng kế răng khôn hay còn được gọi là răng số 7. Đây là răng hàm thứ hai đảm nhận chức năng ăn nhai là chính. Bên cạnh đó, răng số 7 còn giúp duy trì vẻ cân đối của khuôn mặt. Bởi nếu mất răng số 7 sẽ tạo ra khoảng trống lớn trên hàm răng. Về dài lâu khiến cho cấu trúc xương bị thay đổi. Các răng lân cận có xu hướng xô đẩy, mọc xiên vẹo vào nhau. Trong một số trường hợp răng số 7 lại gây đau khiến cho người bệnh không khỏi khó chịu. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Theo tư vấn từ bác sĩ, có một số lý do chính khiến răng số 7 bị đau nhức:
Ảnh minh hoạ
– Răng số 7 bị sâu lớn, tạo thành những lỗ đen nâu trên răng.
– Răng số 7 vỡ mẻ bị khuyết khiến thức ăn dễ mắc vào vừa gây đau lại khó vệ sinh.
– Răng kế răng khôn bị áp xe, chân răng nhiễm trùng.
– Răng khôn mọc nghiêng lệch cũng là yếu tố gây đau nhức răng số 7.
Mách bạn 1 số cách giúp giảm đau nhức răng tạm thời
Tùy vào nguyên nhân và mức độ đau nhức của răng mà thời gian lành thương sẽ không giống nhau. Khí gặp phải vấn đề này, tốt nhất bạn nên liên hệ với bác sĩ để được thăm khám trực tiếp. Dựa vào các máy móc, thiết bị và dụng cụ nha khoa sẵn có. Mà bác sĩ sẽ xác định được chính xác nguyên nhân gây đau. Từ đó, đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp. Nếu bạn chưa sắp xếp được thời gian đến phòng nha kiểm tra thì phải làm sao? Thì cũng đừng lo lắng quá nhé, bạn vẫn có thể áp dụng một số giải pháp giảm đau tại nhà như sau:
Súc miệng nước muối
Nhắc đến giảm đau răng, người ta thường hay nghĩ ngay đến súc miệng nước muối đầu tiên. Nước muối có tác dụng giảm sưng viêm, kháng khuẩn rất hiệu quả. Đồng thời, súc miệng với nước muối còn giúp loại bỏ các dị nguyên hay thức ăn thừa còn sót lại trong khoang miệng. Để thực hiện cách làm này, bạn chỉ cần cho một ít muối vào cùng nước ấm. Hòa tan tạo thành một dung dịch nước muối loãng. Dùng hỗn hợp vừa thu được và súc miệng trong vòng 30 – 60 giây. Nên lặp lại thao tác 2 – 3 lần trong ngày.
Súc miệng nước muối giảm đau
Sử dụng túi chườm lạnh
Chườm lạnh có tác dụng giảm đau tạm thời mà nhiều người thường hay áp dụng. Hiện nay, túi chườm y tế được bày bán rộng rãi tại các hiệu thuốc lớn nhỏ trong nước. Hơi lạnh từ túi chườm giúp làm tê liệt dây thần kinh. Hỗ trợ ngăn chặn lưu lượng máu lớn di chuyển đến khu vực răng đau. Nếu bạn đã có sẵn túi chườm thì đặt chúng trực tiếp lên má. Lưu ý là đặt vào vị trí bên ngoài của má và giữ nguyên trong vòng 15 phút. Ngược lại, nếu không có túi chườm bạn có thể thay thế bằng cách cho viên đá nhỏ vào cùng túi sạch. Sau đó, dùng khăn sạch bọc túi lại và tiến hành chườm như thông thường.
Dùng bông gòn thấm tinh dầu tràm
Tinh dầu tràm là một loại tinh dầu có tính kháng khuẩn cao nhờ hoạt chất Eucalyptol. Được đánh giá là tinh dầu lành tính và an toàn cao. Nên tinh dầu tràm dùng được cho cả người lớn lẫn trẻ sơ sinh. Bên cạnh các tác dụng như giữ ấm cơ thể, giảm ho, đau đầu. Tinh dầu tràm còn có lợi ích trong việc giảm đau nhức răng. Cho một ít tinh dầu tràm lên bông gòn y tế được tiệt trùng. Đặt nhẹ lên răng số 7 đang bị tổn thương trong 5 phút. Sau đó nhẹ nhàng lấy ra và súc miệng thật sạch lại với nước.
Tinh dầu có tác dụng giảm đau răng
Đau răng là một cảm giác vô cùng khó chịu và đem đến nhiều phiền toái cho người bệnh. Nếu bạn đã áp dụng các cách giảm đau tạm thời như trên mà cơn đau vẫn không thuyên giảm. Hãy gọi ngay cho nha khoa Aimée theo hotline 085 353 9939 để được sắp xếp lịch hẹn kiểm tra nhanh nhất nhé.