Răng hàm bị đau ê buốt là một trong những trường hợp thường gặp. Cơn đau bộc phát và đem đến không ít phiền toái cho người bệnh. Bao gồm khó khăn khi ăn nhai, cử động hàm, nói chuyện… Vậy lý do gì dẫn đến tình trạng này? Triệu chứng thường gặp ra sao? Có cách nào để khắc phục cơn đau răng hàm hay không? Ngay tại bài viết này, nha khoa Aimée sẽ giải đáp thật chi tiết.
Đau răng hàm
Triệu chứng đau răng hàm thường gặp
Người lớn thường có 32 răng vĩnh viễn. Trong số đó có mười hai chiếc là răng hàm (răng số 6,7,8) nằm ở phía sau miệng. Bốn chiếc răng số 8 ở phía sau (mỗi bên một chiếc ở trên và dưới) xuất hiện cuối cùng ở độ tuổi thanh thiếu niên và đầu những năm 20 tuổi. Chúng thường được biết đến với tên gọi quen thuộc là răng khôn.
Răng hàm có phần đỉnh bằng phẳng và được dùng để nghiền thức ăn. Đau ở răng hàm có thể do bất kỳ quá trình nào ảnh hưởng đến các răng khác. Ngoài ra, răng hàm đặc biệt dễ gặp phải một số tình trạng đau đớn nhất định do vị trí của chúng nằm sâu trong miệng. Các triệu chứng có thể liên quan đến đau răng hàm bao gồm:
Triệu chứng đau răng hàm thường gặp
– Đau khi tiếp xúc với thức ăn đồ uống có nhiệt nóng hoặc lạnh.
– Răng hàm bị đau mỗi khi dùng lực cắn xuống.
– Khu vực nướu xung quanh trở nên sưng đau khó chịu.
– Hơi thở có mùi khó chịu.
– Răng có dấu hiệu lung lay
– Vùng hàm trở nên đau nhức dữ dội thậm chí gây nhức đầu.
– Sốt từ nhẹ đến nặng.
Răng hàm ê buốt nguyên nhân gì?
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến răng hàm bị đau nhức:
Sâu răng
Sâu răng là do axit từ vi khuẩn sống trên răng hình thành các lỗ. Chúng thường là kết quả của việc vệ sinh răng miệng không đầy đủ. Chẳng hạn như không thường xuyên dùng chỉ nha khoa, đánh răng… Vì răng hàm nằm ở phía sau miệng nên sẽ khó làm sạch hơn. Đồng thời, đây còn là nơi hoàn hảo để hình thành sâu răng.
Sâu răng hàm
Sâu răng thường xuyên có thể gây đau nhói khi nhai. Tuy nhiên, vi khuẩn có thể xâm nhập vào chúng, gây ra tình trạng răng bị nhiễm trùng. Mặc dù một số phương pháp điều trị tại nhà có thể hữu ích cho răng đau. Nhưng tốt nhất bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc nha khoa để giúp tránh tổn thương vĩnh viễn cho răng và miệng.
Viêm nha chu
Là tình trạng viêm nướu được gọi là bệnh nướu răng. Viêm nướu cũng là dấu hiệu dự báo giai đoạn đầu của bệnh này. Khiến việc ăn nhai trở nên khó khăn kèm theo những cơn đau buốt. Bạn có biết răng miệng của bạn có mối liên hệ như thế nào với sức khỏe tổng thể của trái tim bạn không? Sức khỏe răng miệng kém sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn trong máu. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến van tim. Vì viêm nha chu là một bệnh về nướu nên nó cũng có liên quan đến khả năng mắc bệnh tim cao hơn.
Nhiễm trùng răng
Có nhiều loại nhiễm trùng khác nhau dẫn đến đau răng hàm. Mặc dù chúng chỉ bắt đầu ở một chiếc răng duy nhất. Thế nhưng lại lan sang các răng gần đó và thậm chí cả đường hô hấp nếu không được điều trị. Nhiễm trùng xoang hoặc viêm xoang cấp tính do vi khuẩn là một ví dụ điển hình về điều này. Những bệnh nhiễm trùng này gây đau và sưng tấy quá mức. Một dấu hiệu phổ biến khác của nhiễm trùng tiến triển là áp xe răng. Đây là những túi mủ có thể gây đau dữ dội. Cách tốt nhất để điều trị nhiễm trùng răng hàm là nhổ răng hoặc lấy tủy răng.
Một số cách giúp giảm đau răng hàm
Khi có vấn đề về răng miệng, bạn có thể băn khoăn không biết phương pháp điều trị nào sẽ giúp ích. Có một số điều khác nhau bạn có thể làm ở nhà để tạm thời giảm đau. Tuy nhiên, bạn nên liên hệ với nha sĩ hoặc gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Đặc biệt đối với những trường hợp cấp cứu về răng miệng như răng bị nứt.
Kiểm tra răng miệng tại nha khoa uy tín
Dưới đây là một số cách giảm đau răng hàm tại nhà:
– Đặt túi chườm lạnh lên má ngoài tại vị trí răng đang đau.
– Cân nhắc lựa chọn những thực phẩm mềm dễ nhai nuốt.
– Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm. Tuyệt đối không dùng lực chải mạnh vì điều này sẽ khiến cơn đau thêm chồng chất.
– Sử dụng thuốc kê đơn nếu có sự chỉ định từ phía bác sĩ.