Thi thoảng bạn sẽ cảm thấy răng đau nhức khi chạm vào mỗi lần đánh răng hay ăn uống. Điều này khiến cho bạn không khỏi băn khoăn và lo lắng. Không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày. Mà nó còn là dấu hiệu cho thấy sức khỏe răng miệng của bạn đang gặp vấn đề. Vậy nguyên nhân gây đau răng khi chạm là gì? Cùng Aimée khám phá ngay trong bài viết sau nhé.
Răng đau nhức khi chạm vào
Nguyên nhân gây đau răng phổ biến
Có nhiều lý do khiến răng của bạn có thể bị đau khi chạm vào. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây đau răng cụ thể:
Răng áp xe hoặc nhiễm trùng
Nếu bạn có một chiếc răng đang bị nhiễm trùng, nướu xung quanh răng ảnh hưởng. Khi đó, răng có thể bị đau hoặc nhạy cảm mỗi khi chạm vào. Nhiễm trùng răng thường do tổn thương răng, sâu răng hoặc bệnh nướu răng. Áp xe răng xảy ra khi mủ hình thành bên trong răng, nướu hoặc trong xương giữ răng tại chỗ.
Răng bị nứt
Răng bị nứt có thể xảy ra do nhai thức ăn cứng, nghiến răng hoặc chấn thương. Nứt răng có thể không phải lúc nào cũng đau, nhưng nó có thể làm lộ men răng, gây đau và ê buốt. Nếu bạn bị sứt mẻ, nứt hoặc gãy răng, bạn nên hẹn gặp nha sĩ càng sớm càng tốt.
Răng đau nhức
Men răng mòn
Có nhiều nguyên nhân gây mòn men răng, nhưng mỗi nguyên nhân có thể dẫn đến răng nhạy cảm hoặc đau khi chạm vào. Men răng là lớp bảo vệ cứng bao quanh ngà răng, một lớp mềm hơn chứa các ống nối với dây thần kinh của bạn. Nếu ngà răng bị lộ ra, những dây thần kinh này có thể bị kích thích bởi nhiều thứ khác nhau, chẳng hạn như thức ăn nóng và lạnh.
Tụt nướu
Bệnh nướu răng có thể gây ra tình trạng tụt nướu và làm suy giảm nướu xung quanh răng. Điều này có thể khiến chân răng bị lộ ra ngoài, khiến chúng dễ bị sâu, đau và ê buốt.
Răng bị đau khi chạm vào cần phải làm gì?
Nếu bạn đột ngột bị đau răng mỗi khi chạm vào, bạn nên đến phòng nha uy tín. Để bác sĩ có thể đánh giá nguyên nhân gây ra vấn đề và đưa ra giải pháp phù hợp. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự mình kiểm soát những cơn đau tại nhà bằng các cách sau:
Thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau có thể giúp giảm đau hữu hiệu nếu răng của bạn bị đau khi chạm vào. Ibuprofen sẽ là lựa chọn tốt nhất vì nó giúp giảm viêm. Nhưng nếu bạn không thể uống thuốc này thì paracetamol cũng có thể giúp ích. Luôn đọc hướng dẫn trước khi dùng thuốc và nhớ hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn không chắc chắn.
Thuốc giảm đau
Súc miệng bằng nước muối
Nếu răng của bạn bị đau khi chạm vào thì lúc này đây hãy thử súc miệng bằng nước muối. Bởi nước muối có tác dụng loại bỏ vi khuẩn có hại khỏi miệng. Đồng thời, kháng khuẩn, chống viêm và làm giảm sưng tấy hiệu quả. Không những vậy, súc miệng với nước muối còn giúp loại bỏ các dị nguyên tồn đọng trong cổ họng. Mang đến cảm giác dễ chịu cho người bệnh.
Tránh thức ăn và đồ uống kích ứng
Đồ uống có ga, thức ăn và đồ uống có tính axit, nóng lạnh hoặc nhiều đường… Đều là những thực phẩm dễ dẫn đến tình trạng đau ê buốt cho răng. Thay vào đó, bạn nên lựa chọn tiêu thụ những món ăn dạng lỏng, mềm, dễ nhai nuốt chẳng hạn như súp bí đỏ, rau xanh. nước ép, cháo trắng…
Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm
Bàn chải lông cứng cũng có thể gây đau răng nướu. Thậm chí dẫn đến tụt nướu và làm mài mòn men răng. Thay vào đó, hãy chọn bàn chải lông mềm và chải theo chuyển động tròn để đảm bảo rằng bạn đang được chuyên gia làm sạch mà không làm tổn thương miệng.
Dùng bàn chải đánh răng có lông mềm
Dùng chỉ nha khoa thường xuyên
Dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần giúp loại bỏ mảng bám tích tụ. Giúp giữ cho răng khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc bệnh nướu răng và sâu răng.
Tóm lại, đau răng là tình trạng phổ biến thường gặp. Những cách trên chỉ mang tính chất tạm thời. Trong trường hợp bạn bị đau răng kéo dài nhưng vẫn không khỏi. Lời khuyên chân thành nhất dành cho bạn ngay lúc này chính là kiểm tra răng miệng trực tiếp tại cơ sở nha khoa uy tín. Dựa trên kết quả bác sĩ sẽ đề xuất phác đồ chữa trị phù hợp. Hãy liên hệ cho nha khoa theo hotline 085 353 9939 để được tư vấn hỗ trợ nhanh chóng nhé.