Đau răng khôn được xem là nỗi “ám ảnh kinh hoàng” đối với nhiều người. Điều này lại càng nghiêm trọng hơn khi phụ nữ cho con bú bị đau răng khôn. Bởi nó tác động trực tiếp đến chức năng ăn nhai lẫn giao tiếp của người mẹ. Vậy đau răng khôn có ảnh hưởng như thế nào? Có cách giảm đau nào hay không? Làm sao để phòng ngừa tình trạng này xuất hiện? Nếu bạn cũng đang quan tâm về chủ đề này. Thì ngay bây giờ cùng nha khoa Aimée tìm hiểu ngay nhé.
Mẹ cho bé bú bị đau răng khôn
Tác hại của đau răng khôn
So với những chiếc răng trên cung hàm thì răng khôn là răng mọc cuối cùng. Thuộc nhóm răng hàm thứ 3 sau răng số 6 và răng số 7. Cho nên răng khôn (răng số 8) có cấu tạo, hình dáng to lớn. Trong giai đoạn từ 17 – 25 tuổi, răng khôn sẽ bắt đầu mọc. Chúng đem lại nhiều phiền toái bao gồm đau đớn lẫn khó chịu cho người mẹ. Khi răng khôn bị đau, nó thường đi kèm với những tác hại biến chứng như sau:
Tác hại của đau răng khôn
– Khó khăn trong quá trình ăn uống, mất cảm giác thèm ăn hoặc ăn uống không còn ngon miệng. Khi cơ thể người mẹ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Đồng nghĩa với việc nguồn sữa cho bé bị ảnh hưởng. Từ đó vô tình tác động tiêu cực đến sự phát triển tự nhiên của con nhỏ.
– Răng khôn bị đau khiến cho cơ hàm của người mẹ trở nên cứng. Dẫn đến khó khăn khi cử động hàm mỗi khi giao tiếp.
– Đau răng khôn còn khiến cho giấc ngủ của mẹ sau sinh bị chập chờn, nặng hơn là mất ngủ.
Mẹo giảm đau răng khôn dành cho mẹ đang cho bé bú
Dưới đây là một số cách giúp giảm đau răng khôn dành cho mẹ:
Súc miệng bằng nước muối
– Súc miệng bằng nước muối để giảm đau răng khôn. Đồng thời, loại bỏ vi khuẩn, thức ăn thừa và làm sạch khoang miệng. Để thực hiện cách này, bạn chỉ cần cho một ít muối vào cùng cốc nước ấm. Khuấy đều tạo thành hỗn hợp nước muối loãng. Súc miệng trong vòng 30 – 60 giây và nhổ ra sau đó. Lặp lại thao tác nhiều lần cơn đau sẽ được thuyên giảm đáng kể.
– Cho một vài giọt tinh dầu tràm vào miếng bông gòn y tế và đặt lên răng khôn đang đau. Đặt trong khoảng 5 phút và rửa miệng thật sạch lại bằng nước. Mặc dù tinh dầu tràm là loại tinh dầu dịu nhẹ, lành tính dùng cho mọi đối tượng từ người lớn đến trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn sức khỏe, bạn nên tìm mua tinh dầu tại các cửa hàng uy tín.
– Cắt thái gừng tươi thành nhiều lát, giã nhuyễn lấy nước. Dùng bông gòn chấm lên nước gừng và đặt lên vị trí răng đau. Gừng có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn rất tốt. Giúp hỗ trợ làm dịu vùng răng tổn thương và phục hồi nhanh chóng.
Biện pháp phòng ngừa đau răng khôn như thế nào?
Để phòng ngừa đau răng khôn, phụ nữ cho con bú có thể thực hiện các biện pháp sau đây:
Thường xuyên kiểm tra sức khoẻ răng miệng tại nha khoa
– Nếu răng khôn của bạn gây ra sự không thoải mái hoặc đau đớn. Hãy thăm bác sĩ nha khoa để theo dõi tình trạng của răng khôn và xác định liệu pháp điều trị phù hợp.
– Đảm bảo bạn thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách bằng cách đánh răng hai lần mỗi ngày. Kết hợp chỉ tơ nha khoa, bàn chải kẽ, máy tăm nước để làm sạch kẽ răng.
– Sử dụng nước súc miệng chứa các thành phần kháng khuẩn có thể giúp loại bỏ vi khuẩn và các tác nhân gây viêm. Giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm quanh vùng răng khôn.
– Duy trì thói quen kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ tại nha khoa.
– Tránh ăn những thực phẩm cứng, thức uống nhiều đường bởi đây là tác nhân gây sâu răng khôn. Khi răng khôn bị sâu nó sẽ gây ra đau đớn và khó chịu.
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp thắc mắc phụ nữ cho con bú bị đau răng khôn có ảnh hưởng như thế nào và cách giảm đau ra sao. Nếu đã áp dụng một số tips trên nhưng cơn đau vẫn không thuyên giảm. Cách tốt nhất người mẹ nên liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và tư vấn trực tiếp. Nếu bạn ở trong khu vực TPHCM, có thể liên hệ cho Aimée theo hotline 085 353 9939 hoặc đến phòng khám tại 412 Cao Thắng, P. 12, Q. 10, TP. Hồ Chí Minh. Tại đây, bạn sẽ được thăm khám và giải đáp thắc mắc miễn phí cùng bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm.