Đau răng khôn là một trong những vấn đề nan giải nhất. Bởi nó khiến cho người bệnh gặp phải tình trạng má sưng, cử động hàm kém, chất lượng ăn nhai sụt giảm. Và tất nhiên, điều này lại càng khó khăn hơn nữa đối với những mẹ mang thai. Vậy mẹ bầu bị đau răng khôn thì nên xử trí như thế nào? Cùng nha khoa Aimée tìm hiểu ngay nhé!
Mẹ bầu bị đau răng khôn nên làm gì?
Làm thế nào để giảm đau khi đang mang thai?
Nếu bạn đang gặp vấn đề về răng khi mang thai, hãy biết rằng bạn không đơn độc. Trên thực tế có tới 75% phụ nữ mang thai gặp phải vấn đề này. Vì vậy, điều đặc biệt quan trọng là phải chăm sóc răng miệng thật tốt trong 9 tháng này. Tuy nhiên, nếu bạn bắt đầu cảm thấy đau răng ở răng khôn. Bạn có thể làm một số điều để khiến tình trạng này trở nên dễ chịu hơn. Chẳng hạn thăm khám cùng bác sĩ, súc miệng nước muối, chườm lạnh, cân bằng dinh dưỡng…
Giảm đau nhức răng khi mang thai
Nguyên nhân gây đau răng trong giai đoạn thai kỳ?
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cơn đau này là do nồng độ hormone của phụ nữ thay đổi rất nhiều khi mang thai. Kết quả là máu chảy vào miệng nhiều hơn khiến phụ nữ mang thai dễ mắc các vấn đề về răng miệng như sưng nướu hoặc gia tăng mảng bám.
Khi mảng bám tăng lên, mẹ bầu có thể bị viêm nướu hay các bệnh nha chu. Nếu không phát hiện sớm sẽ khiến cho tình trạng này trở nên tệ hơn, thậm chí gây mất răng. Bên cạnh đó, việc thưởng thức những thực phẩm nhiều đường, tinh bột mà không chăm sóc răng miệng đúng cách có thể dẫn đến sâu răng và đau răng khôn.
Có nên nhổ răng khôn khi mang thai hay không?
Có thể thấy răng khôn đem lại nhiều phiền toái cho mẹ bầu. Điều này được minh chứng rõ ràng thông qua việc mẹ mang thai trở nên lười ăn khi răng đau. Một khi dinh dưỡng không đáp ứng tốt thì đồng nghĩa sự phát triển của thai nhi cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là có nên nhổ răng khôn khi đang mang bầu hay không? Câu trả lời là không nên.
Có nên nhổ răng khôn khi mang bầu hay không?
Để thực hiện thủ thuật này, bác sĩ buộc phải gây tê hoặc gây mê cho người mẹ. Và điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến em bé trong bụng. Ngoài ra, mẹ bầu cũng không tự ý sử dụng thuốc giảm đau nếu chưa có chỉ định hay bất kỳ sự giám sát nào từ phía bác sĩ. Để khắc phục tình trạng này, mẹ mang thai nên thăm khám răng miệng trực tiếp cùng bác sĩ.
Một số giải pháp giảm đau răng khôn cho mẹ bầu tại nhà
Dưới đây là một số cách hỗ trợ giảm đau nhức răng cho mẹ mang thai cụ thể:
Kiểm tra răng miệng định kỳ tại nha khoa uy tín
– Súc miệng cùng nước muối pha loãng ngày 2-3 lần để loại bỏ vi khuẩn.
– Chườm túi gel lạnh y tế mua tại các hiệu thuốc lớn khoảng 20 phút mỗi lần. Hơi lạnh từ túi chườm giúp làm giảm đau nhức răng trong thời gian ngắn.
– Cho vài giọt tinh dầu tràm vào cùng với nước để súc miệng. Hoặc nhỏ vào bông gòn y tế và đặt lên vùng răng khôn đang bị đau.
– Dùng gừng giã nhuyễn đắp lên răng khôn bị tổn thương. Hoặc cho vào cùng các món ăn hằng ngày.
– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn nhiều đồ ngọt.
– Đánh răng ngày 2 lần bằng bàn chải lông mềm. Chải răng nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương đến răng nướu.
– Duy trì thói quen tái khám răng thường xuyên 6 tháng 1 lần.