Có thể nói, mang thai bị đau răng khôn là một trong những vấn đề sức khỏe về răng miệng nan giải nhất mà mẹ bầu thường hay gặp phải. Để tránh làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người mẹ lẫn sự phát triển của thai nhi. Người mẹ nên liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra tình trạng răng khôn càng sớm càng tốt. Song đó, có thể kết hợp một vài biện pháp khắc phục đau răng tại nhà.
Mẹ bầu bị đau răng khôn
Vì sao đau răng khôn khi mang thai?
Đối với mỗi người phụ nữ, được mang thai và làm mẹ là điều thiêng liêng nhất. Đi đôi với niềm hạnh phúc đó là những sự thay đổi chóng mặt về ngoại hình lẫn tính cách. Điều này thường thấy khi cơ thể của người mẹ bắt đầu có những đốm nâu, mụn, sạm nám hay hình thành cảm xúc vui buồn đan xen. Trong đó, các vấn đề về răng miệng và đặc biệt là đau răng khôn cũng dần dần xuất hiện.
Đau răng khôn
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chính là sự thay đổi nồng độ hormone trong thai kỳ. Chúng khiến cho sức khỏe răng miệng trở nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng hơn bao giờ hết. Vì răng là một bộ phận chứa nhiều dây thần kinh liên kết với não bộ. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn thai nhi. Người mẹ cần liên hệ với nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị dự phòng. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên chú ý đến quá trình vệ sinh răng miệng tại nhà để hạn chế đau răng xảy ra.
Có nên nhổ răng khôn khi mang thai hay không?
Đau răng khôn khi mang thai có nên nhổ hay không là câu hỏi nhiều mẹ bầu quan tâm. Nói sơ qua một chút thì răng khôn (răng số 8) là loại răng hàm thứ 3 nằm sau cùng của hàm răng. Vì mọc cuối cùng và chỉ xuất hiện trong độ tuổi từ 17 – 25. Nên những chiếc răng này buộc phải đâm xuyên qua nướu để có thể mọc hẳn trên cung hàm. Vì vậy, mẹ bầu trong độ tuổi này mọc răng khôn sẽ gặp nhiều khó chịu, đau nhức hơn bình thường.
Có nên nhổ răng khi đang mang thai hay không?
Mặc dù, nhổ răng khôn vẫn được thực hiện khi đang mang thai. Thế nhưng, để hạn chế những rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn có thể gây ảnh hưởng đến em bé. Các bác sĩ luôn cố gắng đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp nhất với mẹ bầu. Đặc biệt, người mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau răng khôn khi chưa có sự cho phép hay chỉ định từ phía bác sĩ.
Các cách giảm đau răng khôn cho mẹ bầu
Dưới đây là một số cách giúp giảm đau nhức răng khôn dành cho mẹ bầu:
Súc miệng bằng nước muối giúp giảm đau răng
– Súc miệng cùng nước muối sinh lý trong vòng 60 giây. Nhổ nhẹ ra và tráng miệng thật sạch lại cùng với nước. Nếu không có sẵn nước muối sinh lý trong nhà. Người mẹ có thể cho một ít muối vào cùng cốc nước ấm. Pha loãng cho đến khi cả hai hòa tan đều vào nhau tạo thành dung dịch nước muối.
– Chườm lạnh có tác dụng giảm đau nhức răng an toàn hiệu quả. Đặt túi chườm lên má ngoài tại vùng đang tổn thương. Giữ yên túi trên má trong vòng 15 phút và tháo ra. Lặp lại thao tác nhiều lần trong ngày cơn đau sẽ được giảm thiểu đáng kể.
– Cho 2-3 giọt tinh dầu tràm vào cùng cốc nước ấm để súc miệng. Nếu không thích áp dụng cách này, mẹ bầu cũng có thể cho vài giọt tinh dầu lên bông gòn. Đặt miếng bông lên vùng răng đang đau và giữ chúng khoảng 5 phút.
Cách chăm sóc răng miệng trong giai đoạn thai kỳ
Để hạn chế tình trạng đau răng xảy ra trong giai đoạn mang thai. Người mẹ nên chú trọng vệ sinh răng miệng hằng ngày. Và điều quan trọng hơn hết chính là xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường, chua, cay nóng. Bởi những món này có thể khiến răng trở nên nhạy cảm hơn.
Đánh răng ngày 2 lần cùng bàn chải lông mềm
– Đánh răng ngày 2 lần cùng bàn chải có cấu tạo sợi lông mềm mại.
– Sử dụng kem đánh răng chứa thành phần hữu cơ, thiên nhiên giúp làm sạch răng miệng an toàn.
– Mẹ bầu có thể bổ sung thêm chỉ nha khoa, bàn chải kẽ để làm sạch chân răng tốt hơn.