Vệ sinh răng miệng không kỹ và thói quen ăn nhiều đồ ngọt là nguyên nhân hình thành nên cao răng. Tưởng chừng như vô hại, nhưng thực chất cao răng lại là tác nhân chính gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm về răng nướu. Đối với một số người không có thói quen lấy cao răng định kỳ. Thì việc cao răng trở nên nhiều và dày sừng là điều không thể tránh khỏi. Vậy lấy cao răng lâu năm có đau không? Cùng nha khoa Aimée tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.
Lấy cao răng
Có nên lấy cao răng không?
Cao răng là những mảng bám đang tích tụ ở bề mặt răng hoặc nằm sâu trong đường viền nướu. Chúng được tạo nên từ vi khuẩn, vụn thức ăn và muối khoáng trong nước bọt. Bạn có thể nhận dạng cao răng thông qua màu sắc đặc trưng. Bởi nó thường có màu trắng ngà, vàng, nâu sẫm hoặc thậm chí đen.
Có nên lấy cao răng hay không?
Vậy có nên lấy cao răng hay không? Theo chia sẻ từ chuyên gia, lấy cao răng là một việc làm vô cùng cần thiết. Không chỉ làm sạch răng miệng đơn thuần, trả lại hàm răng sáng khỏe. Mà còn bảo vệ răng nướu khỏi sự đe dọa của các mầm bệnh ngầm. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao bạn chỉ nên lấy cao răng tại các nha khoa đáng tin cậy.
Lấy cao răng có đau không?
Kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần giúp bác sĩ kiểm soát được tình trạng sức khỏe chung. Đồng thời làm sạch khoang miệng bằng các phương pháp lấy cao răng. Tùy vào từng cơ sở mà bác sĩ sẽ áp dụng kỹ thuật lấy cao răng bằng máy siêu âm hoặc bằng dụng cụ cầm tay.
Lấy cao răng có đau không?
Lấy cao răng là một thủ thuật có thời gian thực hiện nhanh chóng dao động khoảng 15 – 20 phút. Và tất nhiên sẽ không gây đau hay ảnh hưởng xấu đến men răng. Vậy lấy cao răng lâu năm có đau không? Như nha khoa Aimée đã đề cập ban nãy, lấy cao răng hoàn toàn không gây đau.
Nếu cảm thấy đau nhức trong khi thực hiện, rất có bạn đã gặp phải một vài yếu tố như: cao răng bám chặt khiến lợi sưng, phương pháp, kỹ thuật của bác sĩ…
Quy trình lấy cao răng chuẩn y khoa
Bất kể bạn chọn phương pháp làm đẹp nào đi chăng nữa, việc hiểu rõ quy trình thực hiện là điều rất quan trọng. Do đó, nắm được quy trình lấy cao răng bạn sẽ theo kịp bác sĩ đang làm gì. Từ đó hạn chế những rủi ro một cách đáng kể. Quy trình kỹ thuật lấy cao răng sẽ gồm các bước như sau:
Quy trình lấy cao răng
Bước 1: Bác sĩ kiểm tra răng miệng, xem xét trường hợp của bạn có lấy cao răng được không. Nếu phát hiện bệnh lý, bác sĩ sẽ điều trị trước, sau đó mới đến cạo vôi.
Bước 2: Sau khi đồng ý với kế hoạch điều trị của bác sĩ. Bạn sẽ được vệ sinh khoang miệng bằng máy tăm nước. Mục đích ở khâu này nhằm loại bỏ mảnh vụn thức ăn và dị chất đang tồn đọng. Áp dụng kỹ thuật lấy cao răng để loại bỏ chúng.
Bước 3: Đánh bóng răng giúp răng sáng hơn.
Bước 4: Hướng dẫn cách chăm sóc, ăn uống để ngăn ngừa cao răng hình thành.
Những điều cần lưu ý sau khi lấy cao răng
Dưới đây là một số lưu ý sau khi lấy cao răng:
Những lưu ý sau khi lấy cao răng
– Giữ gìn răng miệng bằng cách đánh răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày.
– Chọn những loại bàn chải có kết cấu mềm, đầu bàn chải không thô cứng. Có như vậy mô mềm, nướu và răng của bạn mới được bảo vệ triệt để.
– Sử dụng các dòng kem đánh răng có thương hiệu và nguồn gốc rõ ràng. Ưu tiên bảng thành phần lành tính, không chứa chất tẩy mạnh.
– Dùng nước súc miệng sau mỗi lần đánh răng để diệt khuẩn tận gốc.
– Tránh hút thuốc lá, uống rượu, bia, cà phê, trà…
– Hạn chế ăn vặt, đồ ngọt, tinh bột.
Nếu bạn vẫn đang tìm cho mình một địa chỉ lấy cao răng uy tín. Thì nha khoa Aimée sẽ là sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Đừng ngần ngại liên hệ cho Aimée qua hotline 085 353 9939 để được tư vấn chi tiết.