Cao răng là môi trường sống lý tưởng của nhiều vi khuẩn có hại. Bên cạnh đó, đây còn là nhân tố làm răng xỉn màu, gây sâu răng và hôi miệng. Thay vì tự làm sạch cao răng tại nhà vừa nguy hiểm lại ít hiệu quả. Các bác sĩ luôn khuyến khích mọi người nên lấy cao răng tại nha khoa để đảm bảo an toàn. Vậy lấy cao răng lần đầu có đau không?
Cao răng là môi trường sống lý tưởng của nhiều vi khuẩn có hại
Đi lấy cao răng có đau không?
Hiện nay, lấy cao răng được chia làm 2 phương pháp bao gồm lấy cao răng bằng dụng cụ cầm tay và lấy cao răng bằng máy siêu âm. Vậy lấy cao răng lần đầu có đau không? Câu trả lời là hoàn toàn không đau. Với cách làm sạch cao răng bằng máy, bác sĩ sẽ điều chỉnh mức độ rung, đặt mũi nhọn lên vị có nhiều mảng bám. Sau đó, di chuyển nhẹ nhàng cho cao răng tự rơi ra.
Lấy cao răng giúp ngăn ngừa bệnh lý răng miệng
Ngược lại, với cách lấy cao răng bằng dụng cụ cầm tay. Bác sĩ sẽ thao tác trực tiếp và tác động lên cao răng cho đến khi hết sạch. Dù phương pháp nào đi chăng nữa cũng đòi hỏi tính tỉ mỉ cao. Nếu thực hiện sai cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Thông thường lấy cao răng bằng thiết bị siêu âm sẽ ít đau và chảy máu hơn.
Đặc biệt, kỹ thuật lấy cao răng bằng máy còn có khả năng loại bỏ sạch sâu các mảng bám cứng đầu. Đồng thời mang lại một kết quả vượt trội cũng như bảo vệ tối đa men răng. Bên cạnh đó, lấy cao răng lần đầu có đau không còn phụ thuộc vào các yếu tố như sức khỏe răng miệng, bệnh lý nha khoa, cao răng ít nhiều, phương pháp, tay nghề bác sĩ.
Chi phí lấy cao răng hiện nay là bao nhiêu?
Lấy cao răng là một thủ thuật nha khoa được thực hiện để làm sạch khoang miệng. Không chỉ vậy, lấy cao răng còn giúp bảo vệ răng nướu khỏi các mầm bệnh nguy hại. Một vài bệnh lý đặc trưng như sâu răng, sưng nướu, viêm nha chu, chảy máu chân răng…
Hiện tại, nha khoa Aimée đang cung cấp dịch vụ lấy cao răng với mức phí khoảng từ 300.000 – 500.000 đồng cho 2 hàm. Cam kết không phát sinh chi phí và bác sĩ sẽ là người trực tiếp điều trị.
Bảng giá lấy cao răng
Lấy cao răng xong cần lưu ý những gì?
Cao răng là những mảng bám lâu ngày đã bị vôi hóa. Có rất nhiều nguyên nhân hình thành nên cao răng. Trong đó, vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng và tiêu thụ nhiều đồ ngọt là lý do thường gặp nhất. Sau khi lấy cao răng, để làm chậm quá trình hình thành, bạn cần lưu ý những điều như:
Đánh răng tối thiểu 2 lần mỗi ngày để làm sạch bề mặt răng
– Dùng bàn chải đánh răng có đầu lông mềm, chải răng đều 2 bề mặt để làm sạch mảng bám tích tụ. Lưu ý không nên đánh răng quá mạnh vì điều này có thể làm hỏng men răng. Hơn hết còn gây chảy máu chân răng và tổn thương đến nướu.
– Chọn các loại kem đánh răng có chứa hoạt chất fluoride giúp ngăn ngừa sâu răng.
– Sử dụng nước súc miệng sau khi đánh răng để khử mùi hôi miệng, tiêu diệt vi khuẩn, đào thải dị nguyên, tạp chất.
– Bổ sung đầy đủ dưỡng chất từ trái cây hữu cơ, rau lá xanh, ngũ cốc, đậu hạt…
– Tránh tiêu thụ các loại đồ ăn thức uống có khả năng bám màu cao hoặc gia tăng mảng bám. Chẳng hạn như trà, cà phê, nước ngọt, bánh quy, kẹo…
– Loại bỏ thói quen xấu, hạn chế hút thuốc lá hết mức có thể. Bởi thành phần có trong thuốc lá là tác nhân gây sâu răng, hôi miệng, viêm nha chu, mắc các bệnh tim mạch…
– Duy trì thói quen kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần.
Nha khoa Aimée địa chỉ lấy cao răng an toàn
Nếu bạn vẫn đang tìm cho mình một địa chỉ lấy cao răng uy tín. Nha khoa Aimée sẽ là sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Đừng ngần ngại liên hệ cho Aimée qua hotline 085 353 9939 để được tư vấn chi tiết.