So với những chiếc răng khác trên hàm răng, răng cấm là răng mọc cuối cùng và buộc phải đâm xuyên qua nướu. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau răng cấm bao gồm: mọc răng, sâu răng, viêm nhiễm… Những lúc như vậy, làm gì khi bị đau răng cấm là điều rất quan trọng để cải thiện cơn đau. Nếu bạn cũng đang gặp phải vấn đề này và loay hoay không biết nên xử lý như thế nào. Cùng nha khoa Aimée tìm hiểu qua bài viết sau.
Làm gì khi răng cấm bị đau?
Đau răng cấm là gì?
Đau răng cấm thường xảy ra khi có một vấn đề về răng hoặc cấu trúc xương xung quanh. Các nguyên nhân gây đau răng cấm có thể bao gồm răng bị nứt, viêm nha chu, sâu răng.. Khi áp lực lên răng bị tổn thương hoặc vùng xương bị viêm, sẽ gây ra cảm giác đau răng cấm.
Đau răng cấm là gì?
Nếu bạn gặp đau răng cấm, nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ nha khoa. Bác sĩ sẽ kiểm tra và xác định nguyên nhân cụ thể gây đau răng cấm. Đồng thời, đề xuất phương pháp điều trị phù hợp để giảm đau và khắc phục vấn đề.
Điều trị đau răng cấm như thế nào?
Để điều trị đau răng cấm, quá trình điều trị cần dựa trên nguyên nhân cụ thể gây đau và tình trạng sức khỏe răng miệng của từng người. Dưới đây là những phương pháp điều trị thường được sử dụng:
Ảnh minh họa
– Điều trị nhiễm trùng: Nếu vi khuẩn là nguyên nhân gây đau răng cấm. Bác sĩ có thể xử lý ổ viêm và điều trị nha chu để loại bỏ vi khuẩn và giảm sưng đau. Bằng cách vệ sinh răng, nướu hoặc kê đơn kháng sinh.
– Nâng khớp: Đối với những người có tình trạng răng bị biến dạng hoặc không đúng khớp. Bác sĩ có thể giới thiệu sử dụng đệm hoặc nâng khớp để giảm áp lực đè lên răng và xương hàm. Từ đó, hỗ trợ làm giảm đau răng cấm.
– Điều trị răng bị tổn thương: Nếu răng bị nứt, vỡ mẻ do ăn nhai đồ cứng… Bác sĩ có thể thực hiện điều trị như hàn trám răng.
– Điều trị viêm nướu: Nếu viêm nướu hoặc viêm nha chu là nguyên nhân gây đau răng cấm. Bác sĩ sẽ đề xuất điều trị bằng cách lấy mảng bám, làm sạch túi nướu hoặc thực hiện phẫu thuật để loại bỏ mô xấu.
Phòng ngừa đau răng cấm như thế nào?
Phòng ngừa đau răng cấm là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe răng miệng. Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng để tránh đau răng cấm:
Phòng ngừa đau răng cấm như thế nào?
– Tuân thủ vệ sinh răng miệng: Đánh răng đúng cách ít nhất hai lần mỗi ngày bằng bàn chải và kem đánh răng chứa fluoride. Làm sạch mọi bề mặt của răng cũng như kẽ răng. Tại các vị trí sâu khuất trong hàm, bạn có thể sử dụng máy tăm nước để loại bỏ mảng bám hay mảnh vụn thức ăn còn mắc kẹt.
– Cân bằng chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Hạn chế ăn thức ăn cứng như gân bò, da bò, nước ngọt… Vì đây là nhóm thực phẩm có thể tạo áp lực lên răng và gây ra đau răng cấm. Chọn những thực phẩm mềm, dễ ăn như trái cây mềm, rau xanh, cháo, súp…
– Tránh nghiến răng vì nó sẽ tạo áp lực lên răng gây đau.
– Thăm bác sĩ nha khoa định kỳ để kiểm tra răng và nướu. Bác sĩ có thể phát hiện và điều trị sớm các vấn đề như nứt răng, nghiến răng hoặc viêm nướu trước khi chúng trở thành nguyên nhân gây đau răng cấm.
– Đeo máng bảo vệ: Nếu bạn là người chơi môn thể thao có nguy cơ va chạm lên răng. Hãy đeo mảng bảo vệ răng để giảm nguy cơ tổn thương răng và xương hàm.
– Hạn chế tiếp xúc với chất ăn có chứa đường: Thức ăn hay đồ uống có nhiều đường có thể gây mảng bám và hủy hoại men răng, dẫn đến đau răng cấm.