Hàn răng xong bị đau không phải là trường hợp hiếm gặp. Sau khi rời phòng khám, mọi cơn đau nhẹ, cảm giác tê đều được giảm dần trong vòng hai giờ. Nếu không, đó có thể là dấu hiệu cho thấy miếng trám không ăn khớp tốt với răng. Điều bạn cần làm chính là quay lại nha khoa để kiểm tra lại miếng trám ngay lập tức.
Hàn răng xong đau nhức
Trám răng xong bị đau do nguyên nhân nào?
Trám răng là phương pháp điều trị nhằm loại bỏ và thay thế phần răng bị sâu hỏng, vỡ mẻ. Bằng cách sử dụng một loại vật liệu bền lấp vào vùng răng cần tạo hình chữa trị. Giúp bảo vệ răng khỏi nguy cơ nhiễm trùng, cũng như khôi phục chức năng ăn nhai tốt hơn. Hiện nay, các chất liệu dùng trám răng chủ yếu làm từ kim loại, sứ, composite, amalgam…
Trám răng xong bị đau nhức sẽ khiến cho đời sống sinh hoạt gặp nhiều khó khăn. Điển hình như ăn uống không còn ngon miệng, mất ngủ, trở ngại trong việc giao tiếp… Thông thường, răng đau sau khi trám bắt nguồn từ những nguyên nhân như sau:
Cân chỉnh khớp cắn không chính xác
Một trong những khía cạnh quan trọng nhất là đảm bảo miếng trám được đặt thẳng hàng với khớp cắn. Nếu miếng trám không lắp đúng cách sẽ ảnh hưởng đến mặt cắn và ăn nhai. Nếu miếng trám quá cao, nó có thể gây thêm áp lực khi người đó cắn xuống. Vô hình trung gây đau và khó chịu cho người bệnh. Khi đó, bạn cần đến gặp lại nha sĩ để được thăm khám và điều trị lại.
Tay nghề bác sĩ kém
Tay nghề bác sĩ kém là một trong những nguyên nhân gây răng đau nhức sau khi trám. Bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật sẽ khiến cho miếng trám bị đứt, không nằm đúng vị trí. Dẫn đến tình trạng sâu răng không được điều trị dứt điểm làm cho răng ê buốt, đau nhức.
Tại Aimée bác sĩ có tâm, tay nghề cao
Chất lượng miếng trám không đạt chuẩn
Trám răng có hiệu quả, bền hay không còn phụ thuộc vào chất liệu trám. Chính vì vậy, một miếng trám có chất lượng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng về lâu về dài. Để tiết kiệm chi phí cũng như mong muốn gia tăng lợi nhuận nhiều hơn.
Hình ảnh độc quyền tại Aimée
Một số phòng khám đã lựa chọn sử dụng vật liệu trám trôi nổi, không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Khi phục hình làm răng của khách hàng trở nên đau nhức, nhạy cảm. Ngoài ra, trong một số trường hợp, khách hàng bị ứng với chất liệu trám.
Chăm sóc răng sau khi trám không đúng cách
Dù bạn có trám răng hay không, việc chăm sóc răng miệng thật cẩn thận đóng vai trò rất quan trọng. Nếu khách hàng chăm sóc răng miệng qua loa, sơ xài rất có thể làm cho miếng trám răng dễ bong tróc. Thậm chí gây đau buốt dai dẳng kéo dài.
Vệ sinh răng miệng sau khi trám không đúng cách
Biện pháp khắc phục răng đau nhức khi trám
Một số mẹo giúp răng giảm đau và nhạy cảm sau khi hàn trám:
– Dùng thuốc giảm đau theo toa hoặc đề nghị của bác sĩ.
– Đánh răng nhẹ nhàng bằng bàn chải chứa đầu lông mềm.
– Sử dụng kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm.
– Nhai và ăn ở phía đối diện của miệng (cách xa miếng trám)
– Kiêng đồ ăn, thức uống có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. Đồng thời cần tránh những thực phẩm có đường, acid.
Sử dụng thuốc giảm đau khi có chỉ định từ bác sĩ
Nếu răng bạn bị ê buốt sau khi trám, cách tốt nhất để loại bỏ cơn đau chính là thăm khám trực tiếp tại nha khoa Aimée. Bạn có thể đặt lịch hẹn kiểm tra tổng quát miếng trám theo hotline 085 353 9939. Dựa vào kết quả thăm khám có được, bác sĩ chuyên môn cao tại Aimée sẽ đưa ra giải pháp điều trị phù hợp với răng nhạy cảm của bạn.