Niềng răng là phương pháp thẩm mỹ nha khoa khá phổ biến hiện nay để khắc phục tình trạng sai khớp cắn, niềng răng là sự kết hợp giữa lực kéo của bác sĩ và hỗ trợ của các khí cụ niềng răng như dây cung, dây thun và mắc cài để khắc phục các tình trạng sai khớp cắn, vậy dây thun niềng răng có tác dụng gì?
Dây chun trong niềng răng có tác dụng như thế nào
Trong khí cụ niềng răng dây thun là gì?
Dây thun là khí cụ quan trọng trong niềng răng, được sử dụng để điều chỉnh vị trí răng hàm trong niềng răng của mắc cài thường và mắc cài tự buộc, Dây chun niềng răng được nối với mắc cài bằng móc, giúp nối mắc cài răng hàm trên với hàm dưới, đảm bảo điều chỉnh răng và hàm về đúng vị trí.
Đặc biệt, thun này cần tháo ra khi ăn cũng như khi vệ sinh làm sạch răng. Chúng sẽ được thay thế hằng ngày bởi dễ bị mài mòn. Không phải trường hợp nào khi niềng răng cũng cần sử dụng các dây thun liên kết. Vì nó phụ thuộc vào sự liên kết hàm hiện tại, tình trạng khác nhau bác sĩ sẽ có những chỉ định khác nhau.
Các loại dây thun trong niềng răng
1. Dây thun tách kẽ
Được sử dụng để chèn vào vị trí các răng cối Thun tách kẽ có đường kính nhỏ khoảng 1cm làm từ cao su mềm và được sử dụng trước khi gắn mắc cài khoảng 1 – 2 tuần. Chúng sẽ chịu lực, giữ chắc dây cung nhằm điều chỉnh các răng lệch lạc về phía trước.
2. Dây thun niềng răng để cố định dây cung
Loại thun này được sử dụng đối với niềng răng mắc cài kim loại và sứ thường. Dây cung được đặt trong rãnh của mắc cài sau đó được cố định bằng dây thun. Loại dây thun niềng răng này có độ bền cao, đường kính rất nhỏ với nhiều màu sắc đa dạng như màu trong suốt, trắng, xanh, hồng, đỏ…
3. Thun liên hàm
Có kết cấu từ cao su, có tính dẻo và độ đàn hồi tốt. Dây thun liên hàm được móc vào Hooks ở cả răng hàm trên và hàm dưới nhằm dịch chuyển răng lệch. Hoặc răng chìa ra phía trước quá nhiều và dùng đóng khớp cắn hở.
Dây thun liền hàm có thể tháo gở linh hoạt một cách dễ dàng. Nên sử dụng khoảng 20 giờ mỗi ngày để đạt hiệu quả tối ưu. Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình ăn uống thì có thể tháo dây ra sau đó gắn vào lại. Bên cạnh đó, dây thun liên hàm tạo ra lực kéo để điều hướng răng nên bạn cần thay khí cụ này 2 – 3 lần/ngày để đảm bảo răng dịch chuyển liên tục.
Dây thun có tác dụng như thế nào trong niềng răng
Thun sẽ tạo lực kéo và lực kéo này được chỉnh phù hợp với từng khách hàng khác nhau. Đeo thun mỗi ngày thì sẽ tác động một lực kéo ổn định để đưa răng về đúng vị trí. Dây thun sẽ giúp quá trình niềng răng được diễn ra nhanh chóng hơn
Những trường hợp cần sử dụng dây thun
Chuẩn bị cho quá trình gắn khâu
Để thuận lợi cho quá trình gắn khâu, bác sĩ sẽ đặt thay tách kẽ trước khoảng 1 – 2 tuần.
Thun tách kẽ chỉ được dùng trong thời gian ngắn nhưng có tác động lớn đến hiệu quả chỉnh nha.
Trường hợp có khoảng cách giữa răng số 6 và số 7 rộng thì không dây thun niềng răng để tách kẽ.
Niềng răng mắc cài
Với những người niềng răng mắc cài tự buộc, bác sĩ chủ yếu dùng tách kẽ. Nếu cần thiết hơn, có thể sử dụng thêm chun liên hàm khi niềng răng để khắc phục khuyết điểm răng mọc lệch, răng khểnh, răng khấp khểnh, hở khớp cắn.
Một số lưu ý trong quá trình niềng răng gắn thun
- Chú ý vệ sinh răng miệng cẩn thận sạch sẽ, cẩn thận để tránh các bệnh lý về nha khoa.
- Để đảm bảo hiệu quả của thun liên hàm, nên thay 2 – 3 lần/ ngày. Dây thun được sử dụng để cố định dây cung trên mắc cài thì bạn sẽ đến gặp bác sĩ để thay định kỳ 3 – 6 tuần/ lần tùy trường hợp.
- Hãy đến phòng khám để được bác sĩ kiểm tra và xử lý khi bị đứt dây thun.
- Không tự ý thay đổi vị trí của dây thun niềng răng hoặc sử dụng cùng lúc 2 dây thun bởi tình trạng này sẽ tạo ra áp lực không đồng đều. Từ đó dẫn đến đau nhức, ê buốt răng, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả chỉnh nha.
- nên tìm hiểu cơ sở nha khoa uy tín tránh các biến chứng xảy ra trong quá trình niềng nhé.
Địa chỉ niềng răng chỉnh nha uy tín tại Tphcm
Mọi thắc về dịch vụ vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để nhận giải đáp nhé.
Địa chỉ số 412 Cao Thắng (nối dài), P.12, Q.10, Hồ Chí Minh
Hotline 085 353 9939