Trong giai đoạn thai kỳ và sau khi sinh cơ thể của người mẹ có nhiều sự thay đổi bất ngờ. Bên cạnh da sạm nám, nổi mụn, thì không ít bà mẹ gặp phải tình trạng đau nhức răng. Những lúc như vậy đang cho con bú bị đau răng phải làm sao là câu hỏi được nhiều mẹ bỉm quan tâm. Để tìm ra lời giải đáp cho thắc mắc trên, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu xem nguyên nhân dẫn đến răng đau sau sinh là gì nhé!
Đang cho con bú bị đau nhức răng
Lý do gì khiến mẹ sau sinh bị đau răng?
Mẹ đau răng cho con bú là điều hoàn toàn bình thường và không hiếm gặp. Bởi đau răng xảy ra do những nguyên nhân điển hình như sau:
Sự tích tụ mảng bảm
– Hao hụt chất canxi trong cơ thể: canxi là một chất rất thiết yếu vì nó giúp người mẹ tránh được các triệu chứng đau nhức răng, loãng xương, âm ê khớp gối. Thông thường, người mẹ sẽ san sẻ hàm lượng canxi sang cho em bé qua lượng sữa. Và đó là yếu tố khiến canxi trong người mẹ bị giảm dần. Lợi dụng khe hở này, vi khuẩn bắt đầu tấn công vào cấu trúc răng gây đau nhức.
– Người mẹ lơ là trong việc vệ sinh răng miệng: chăm sóc răng miệng không đúng cách, lựa chọn vật dụng hay sản phẩm không phù hợp sẽ khiến cho răng trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Chưa kể, nếu mẹ sau sinh có thói quen dùng lực chải răng quá mạnh còn gây tổn thương đến răng nướu, Từ đó, dẫn đến răng ê buốt mỗi khi tiêu thụ đồ ăn nước uống nóng lạnh.
– Mẹ sau sinh bị đau răng: chăm sóc răng miệng không cẩn thận là yếu tố dẫn đến răng bị sâu. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Những lỗ sâu này bắt đầu lan rộng ra, tiến sâu vào bên trong tủy răng. Khiến cho mức độ đau nhức răng ngày một tăng dần.
– Răng khôn mọc: răng khôn thường mọc trong độ tuổi từ 17 đến 25. Nếu mẹ cho con bú đang trong giai đoạn này thì việc đau nhức do răng khôn mọc là điều không thể tránh khỏi.
– Bệnh lý về nướu: viêm nha chu, sưng lợi, nhiễm trùng nướu là một trong những bệnh lý có nguy cơ gây đau sưng nhức răng nghiêm trọng. Phần lớn, sự tích tụ từ mảng bám là yếu tố hình thành các bệnh lý về nướu.
Chữa đau răng dành cho mẹ cho con bú
Đau răng khi cho con bú là một cảm giác không mấy dễ chịu. Bởi răng đau sẽ khiến cho mẹ sau sinh trở nên ăn uống khó khăn. Nếu cơ thể người mẹ không đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng. Thì lượng sữa trong cơ thể bị gia giảm đáng kể. Một khi lượng sữa bị giảm sẽ không đủ cho trẻ bú và điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ sơ sinh. Để xoa dịu cơn đau nhức răng, các bà mẹ có thể áp dụng một số cách xử lý như sau:
– Dùng nước muối để súc miệng để giảm đau nhức răng. Vì nước muối vừa có khả năng kháng khuẩn vừa khử trùng tự nhiên. Súc miệng ngày 2-3 lần trong ngày cùng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý đóng chai. Khò khò dung dịch nước trong vòng 60 giây và nhổ nhẹ ra.
– Đặt túi chườm lên má ngoài ngay tại vị trí răng đau nhức và giữ yên chúng trong 15 phút. Túi chườm có tác dụng làm tê liệt dây thần kinh, ngăn chặn lưu lượng máu truyền tới vị trí răng đau. Từ đó, làm giảm đau nhức răng nhanh chóng.
– Trà xanh là một chất chống oxy hóa, kháng viêm, giảm đau tự nhiên. Nhai lá trà xanh trong vòng 5 phút và làm sạch lại với nước.
– Tỏi và gừng là hai nguyên liệu có khả năng kháng khuẩn, chữa đau nhức răng tốt.
Chữa đau răng dành cho mẹ sau sinh tại nha khoa
Những cách trên chỉ có tính chất giảm đau tạm thời. Để đảm bảo sức khỏe răng miệng lẫn sự an toàn cho trẻ sơ sinh. Mẹ sau sinh nên kiểm tra răng miệng tại nha khoa uy tín. Dựa trên kết quả thăm khám, bác sĩ xác định được nguyên nhân gây đau. Đồng thời đề xuất phác đồ điều trị phù hợp.
Hình ảnh độc quyền tại Aimée
– Trường hợp sâu răng: tùy vào mức độ mà bác sĩ có phương án chữa trị khác nhau. Nếu răng sâu nhẹ, bác sĩ sẽ thực hiện hàn trám. Ngược lại, nếu răng sâu nặng, lỗ sâu quá lớn bác sĩ buộc phải bọc răng sứ.
– Trường hợp mọc răng khôn: nếu răng mọc lệch, gây sưng đau liên tục và ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt ăn uống của người mẹ. Lúc này đây bác sĩ có thể cân nhắc việc nhổ răng khôn.