Chảy máu sau khi lấy cao răng là vấn đề được nhiều khách hàng quan tâm. Cũng chính vì lý do này, mà không ít người đã trì hoãn lại việc đi lấy cao răng. Bởi họ đắn đo liệu loại bỏ mảng bám có gây hại cho răng và sức khỏe hay không. Để trả lời cho câu hỏi này, mời bạn đọc tiếp tục theo dõi bài viết sau.
Chảy máu sau khi lấy cao răng được nhiều người quan tâm
Cạo vôi răng có thể gây chảy máu không?
Lấy cao răng là kỹ thuật dùng các dụng cụ nha khoa để loại bỏ mảnh vụn thức ăn bị vôi hóa bám trên răng. Trong quá trình cạo vôi răng, nếu không dùng thuốc tê, khách hàng sẽ cảm thấy hơi đau. Đặc biệt đối với những vị trí răng có vôi bám nhiều. Khi đó, máu sẽ chảy ra nhưng thường ngừng chảy khi khách hàng súc miệng.
Lấy cao răng là kỹ thuật dùng các dụng cụ nha khoa để loại bỏ mảnh vụn thức ăn bị vôi hóa bám trên răng
Sau khi về đến nhà, có thể lại ra máu một chút nhưng chỉ kéo dài tối đa 1-2 giờ. Đồng thời, khách hàng sẽ có cảm giác hơi đau nhức nhẹ hoặc ê buốt. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ diễn ra trong vòng 12 tiếng. Với điều kiện nếu thực hiện đúng kỹ thuật lấy cao răng.
Nguyên nhân dẫn đến chảy máu sau khi lấy cao răng
Mặc dù quy trình lấy cao răng rất đơn giản nhưng các biến chứng như chảy máu hoặc đau nhức vẫn có thể xảy ra. Theo tìm hiểu thì nguyên nhân chủ yếu như sau:
Bệnh lý răng miệng
Răng mắc các bệnh lý như viêm nướu, sâu răng, viêm tủy… thường rất nhạy cảm với những tác động bên ngoài. Mọi tác động từ các dụng cụ cạo vôi răng sẽ kích thích phản ứng của bệnh. Từ đó khiến bạn cảm thấy đau đớn hơn.
Mắc bệnh lý răng miệng
Cơ địa răng yếu răng nhạy cảm
Đối với răng có men răng mỏng, quy trình lấy cao răng sẽ ảnh hưởng đến ngà răng. Dẫn đến đau nhức, ê buốt và hơi ê răng nhẹ. Ngược lại, những người có hàm răng chắc khỏe, lớp men răng đủ dày để ngăn chặn các ngoại lực tác động lên ngà răng. Vì vậy, những trường hợp này hoàn toàn không có hiện tượng chảy máu hay ê buốt.
Cơ địa răng nhạy cảm
Kỹ thuật loại bỏ cao răng
Đối với những nha sĩ mới ra trường và hành nghề. Việc chảy máu sau khi lấy cao răng là điều không hiếm gặp. Về cơ bản, nha sĩ thiếu kinh nghiệm nên đôi khi dùng lực quá mạnh. Hoặc thực hiện sai kỹ thuật, làm tổn thương mô mềm xung quanh răng. Họ có thể cạo lớp cao răng quá nhiều, cạo nhầm nướu gây chảy máu và đau dữ dội.
Lấy cao răng bị chảy máu có nguy hiểm không?
Đối với những người răng yếu thì dù có gặp bác sĩ nha khoa giỏi thì khi về nhà vẫn sẽ hơi đau một chút. Tình trạng này sẽ không kéo dài quá 12 giờ. Nếu đau nhức và chảy máu không ngừng, thì bạn cần đến ngay nha sĩ để kiểm tra.
Nếu đau nhức và chảy máu không ngừng, thì bạn cần đến ngay nha sĩ để kiểm tra
Ngoài ra, trong quá trình lấy cao răng, nha sĩ đã làm quá tay. Gây tổn thương lên nướu khá nhiều dẫn tới chảy máu liên tục. Mặt khác, nếu sau 1 ngày bạn ăn uống bình thường mà vẫn cảm thấy đau nhức thì cần đến nha sĩ để tái khám .
Giải pháp điều trị đau nhức chảy máu khi lấy cao răng
Nếu sau khi lấy cao răng vẫn bị chảy máu, bạn có thể xử lý tạm thời bằng cách súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng. Đồng thời, dùng bông y tế ấn vào vùng đang chảy máu.
Bạn có thể xử lý tạm thời bằng cách súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng.
Sau khi thực hiện tất cả các hướng dẫn trên. Nếu tình trạng chảy máu vẫn tiếp tục, bạn nên quay lại phòng khám nha khoa nơi bạn đã cạo vôi răng để được điều trị. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như tỏi, gừng để bôi lên răng. Tỏi, gừng có tác dụng giảm đau sau khi lấy cao răng.
Nếu bạn còn thắc mắc gì thêm, vui lòng liên hệ cho nha khoa Aimée qua số hotline 085 353 9939 để được hỗ trợ sớm nhất.