Chân răng bọc sứ bị đen là hiện tượng không hiếm gặp khi bọc răng sứ kim loại. Lúc này đây khả năng ăn nhai lẫn mặt thẩm mỹ bị suy giảm đáng kể. Để cải thiện viền nướu thâm đen, các bác sĩ luôn khuyến khích bệnh nhân nên bọc răng toàn sứ ngay từ ban đầu.
Chân răng bọc sứ bị đen
Chân răng bị đen sau bọc sứ nguyên nhân gì?
Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ giúp “chữa lành” những khiếm khuyết trên răng bao gồm sứt mẻ, hô móm nhẹ, xỉn màu, mọc lộn xộn. Với kỹ thuật này bác sĩ sẽ mài lớp men răng bên ngoài tạo thành trụ răng. Tiếp đến, gắn mão sứ được làm từ kim loại hoặc sứ nguyên khối lên trên cùi răng đó. Nhằm tạo nên hàm răng sứ đều đặn, trắng sáng và khỏe mạnh.
Kỹ thuật mài răng sơ sài dẫn đến viêm nướu đen chân răng
Mặc dù bọc răng sứ mang lại giá trị cao về tính thẩm mỹ, ăn nhai, phát âm. Nhưng trong một số trường hợp nhất định, người dùng vẫn không tránh khỏi hiện tượng đen viền nướu. Nguyên nhân điển hình dẫn đến tình trạng này chính là phục hình răng sứ kim loại. Cấu tạo cơ bản của răng sứ kim loại gồm 2 phần: lớp sườn trong và lớp sứ phủ ngoài. Phần khung sườn bên trong được làm từ những tổ hợp kim loại như Ni-Cr, Cr-Co, vàng bạc, titanium.
Nướu viêm do kỹ thuật mài răng bọc sứ không đạt chuẩn
ặc tính của kim loại là oxy hóa trong môi trường khoang miệng. Và dễ bị tác động, ảnh hưởng bởi tuyến nước bọt hoặc acid có sẵn trong thức ăn. Cho nên sau một thời gian phục hình phần viền nướu sẽ trở nên thâm đen. Khiến cho phần chân răng, lợi kém thẩm mỹ hơn bao giờ hết. Ngoài sử dụng răng sứ kim loại, thì chăm sóc răng miệng sai cách, tay nghề bác sĩ kém cũng là nguyên nhân khiến chân răng bọc sứ bị đen.
Biện pháp khắc phục chân răng bị đen
Cách tốt nhất để khắc phục chân răng bọc sứ bị đen chính là thay răng sứ mới. Bởi theo bác sĩ, chân răng bọc sứ một khi bị biến đổi màu sẽ rất khó để xử lý. Vậy nên, để ngăn chặn tình trạng này xảy ra, bác sĩ luôn khuyến khích bệnh nhân nên chọn răng toàn sứ thay vì kim loại. Vì dòng răng này có cấu tạo bằng sứ nguyên khối 100%.
Răng toàn sứ không bị oxy hóa trong môi trường khoang miệng
Không những an toàn lành tính trên cơ thể, mà nó còn hạn chế được các vấn đề oxy hóa sau nhiều năm sử dụng. Tuy nhiên, hiện tượng đen viền nướu vẫn xảy ra nếu bạn không may bọc phải răng toàn sứ chất lượng kém. Bởi vậy, để có một hàm răng sứ đẹp bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng về nha khoa cần phục hình trước khi đưa ra quyết định.
Sau khi bọc sứ cần lưu ý những gì?
Sau khi thay mới răng toàn sứ, để răng sứ được bền đẹp và quan trọng là thoát khỏi tình trạng viền nướu bị đen. Bạn nên xây dựng cho mình một chế độ chăm sóc răng miệng thật lành mạnh. Ngoài ra bạn có thể một số cách chăm sóc như sau:
Răng toàn sứ có tuổi thọ lên đến 15-20 năm nếu chăm sóc cẩn thận kỹ lưỡng
– Đánh răng ngày 2 lần cùng bàn chải có kết cấu đầu lông mềm mại.
– Chải răng với thao tác thật nhẹ nhàng, tránh dùng lực quá mạnh gây tổn thương đến răng nướu.
– Sử dụng kem đánh răng dịu nhẹ phù hợp với sức khỏe răng miệng hiện tại.
– Kết hợp thêm máy tăm nước, chỉ nha khoa, bàn chải kẽ để làm sạch các mảnh vụn thức ăn mắc kẹt vào chân răng.
– Thay bàn chải định kỳ 3-4 tháng 1 lần để ngăn chặn vi khuẩn tấn công.
– Ăn uống lành mạnh, sử dụng thực phẩm dễ nhai nuốt để tránh làm ảnh hưởng đến răng sứ.
Hình ảnh trước và sau khi bọc răng sứ toàn sứ
Hình ảnh trước và sau khi bọc răng sứ toàn sứ
Hình ảnh trước và sau khi bọc răng sứ toàn sứ
Hình ảnh trước và sau khi bọc răng sứ toàn sứ
Hình ảnh trước và sau khi bọc răng sứ toàn sứ
Hy vọng bài viết trên giúp giải đáp thắc mắc về nguyên nhân chân răng bọc sứ bị đen. Nếu bạn đang có nhu cầu thực hiện phương pháp này. Vui lòng liên hệ cho nha khoa Aimée theo hotline 085 353 9939 để được tư vấn trong thời gian ngắn.