Cao răng mảng bám luôn tồn tại trong khoang miệng dù ít hay nhiều. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách gọi tên hoặc hiểu rõ cao răng nghĩa là gì. Nếu bạn cũng đang trong giai đoạn tìm hiểu về chủ đề này. Hãy tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Cao răng mảng bám luôn tồn tại trong khoang miệng dù ít hay nhiều
Cao răng hình thành như thế nào?
Có một sự thật rằng khoang miệng là nơi sinh sống của rất nhiều vi khuẩn. Đây cũng chính là lý do gây ra nhiều bệnh lý nha khoa nguy hiểm. Vậy cao răng nghĩa là gì? Cao răng được hình thành dựa trên quá trình vôi hóa của mảng bám.
Mảng bám là những màng dính do thức ăn thừa và vi khuẩn gây ra
Nếu bạn chưa biết, mảng bám là những màng dính do thức ăn thừa và vi khuẩn gây ra. Theo thời gian, muối khoáng trong nước bọt sẽ tác động lên mảng bám dẫn đến cao răng. Thói quen ăn nhiều đồ ngọt và vệ sinh răng không kỹ lưỡng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mảng bám cao răng tích tụ.
Có nên đi lấy cao răng không?
Lấy cao răng là một thủ thuật nha khoa không còn xa lạ nữa. Thủ thuật này được thực hiện với mục đích làm sạch khoang miệng. Đối với những người đang chuẩn bị phẫu thuật, phục hình răng sứ, tẩy trắng răng… Thì lấy cao răng là bước đệm hoàn hảo giúp ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn. Đồng thời, tăng cường hiệu quả và tính thẩm mỹ của cuộc điều trị.
Lấy cao răng giúp ngăn chặn các vấn đề hôi miệng
Với câu hỏi có nên đi lấy cao răng không? Câu trả lời rằng có! Theo các bác sĩ, mỗi người trong chúng ta nên có thói quen kiểm tra răng miệng và lấy cao răng định kỳ 6 tháng 1 lần bởi vì:
– Lấy cao răng giúp ngăn chặn các vấn đề hôi miệng. Đem lại hơi thở thơm tho, tự tin hơn trong giao tiếp.
– Loại bỏ mảng bám cao răng có tác dụng phòng ngừa các bệnh lý phát triển. Chẳng hạn như tụt nướu, sâu răng, chảy máu chân răng, viêm nha chu…
– Hỗ trợ làm răng trắng sáng hơn.
Lấy cao răng gồm những bước nào?
Lấy cao răng bao gồm những bước như sau:
Quy trình lấy cao răng
Bước 1: Bước đầu tiên bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát sức khỏe răng miệng của bạn. Xem xét tình trạng hiện tại có nên lấy cao răng không. Đề xuất kế hoạch điều trị nếu bạn đang mắc các bệnh lý nha khoa (nếu có).
Bước 2: Sau khi thỏa thuận với cách điều trị của bác sĩ. Bạn sẽ được vệ sinh răng miệng bằng dụng cụ chuyên nghiệp. Khi mảnh vụn thức ăn được loại bỏ sạch sẽ, bác sĩ tiến hành loại bỏ cao răng. Kết hợp ống hút nước để hút vụn cao răng, nước bọt…
Bước 3: Bác sĩ thoa sản phẩm đánh bóng lên toàn bộ bề mặt răng để làm sáng răng.
Bước 4: Bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc ăn uống, vệ sinh răng miệng tại nhà.
Một số biện pháp làm chậm quá trình hình thành của cao răng
Lấy cao răng là giải pháp tối ưu nếu bạn muốn sở hữu một hàm răng chắc khỏe. Sau khi lấy cao răng bạn cần lưu ý những điều như:
Vệ sinh răng miệng bằng các sản phẩm chăm sóc phù hợp
– Vệ sinh răng miệng bằng các sản phẩm chăm sóc phù hợp.
– Chải răng đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Chọn những loại bàn chải có đầu lông thật mềm tránh tổn thương răng nướu.
– Ưu tiên các loại kem đánh răng có chứa fluoride để bảo vệ men răng.
– Sử dụng nước súc miệng sau khi đánh răng. Nước súc miệng có tác dụng làm sạch khoang miệng thêm một lần nữa. Góp phần mang lại hơi thở the mát thoải mái.
– Tránh ăn nhiều đồ vặt, thức ăn giàu tinh bột, đường.
– Kiêng luôn những thức uống như cà phê, trà, rượu vang đỏ, nước ngọt… Vì chúng đều là nguyên nhân làm ố vàng răng và gia tăng mảng bám.
– Không nên hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích.
Nha khoa Aimée – địa chỉ lấy cao răng uy tín
Trên đây là toàn bộ thông tin về cao răng nghĩa là gì? nên lấy cao răng không? Nếu bạn còn câu hỏi nào thêm cần được giải đáp. Đừng ngại liên hệ ngay cho nha khoa Aimée qua hotline 085 353 9939 nhé.