Bọc răng sứ là phương pháp lý tưởng dành cho những ai đang có mong muốn sở hữu một hàm răng đều đẹp trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nhiều người lại bày tỏ lo lắng bọc răng sứ nhưng bị ê buốt. Thực tế đau răng sau khi bọc sứ là điều hoàn toàn bình thường. Thế nhưng, nếu tình trạng ê buốt vẫn cứ tiếp diễn ngày càng trở nên nghiêm trọng. Thì ngay lúc này đây bạn nên liên hệ gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Mão sứ trắng trong kết hợp đường vân men răng tự nhiên
Phương pháp bọc răng sứ là gì?
Bọc răng sứ là một trong những phương pháp thẩm mỹ đang rất phổ biến tại nha khoa. Mặc dù là phương pháp truyền thống nhưng các bác sĩ đều đánh giá rất cao. Không chỉ “xóa bỏ” những khiếm khuyết trên hàm răng, đem đến nụ cười rạng rỡ. Mà còn hỗ trợ quá trình ăn nhai tốt hơn.
Bọc răng sứ cải thiện răng sứt mẻ, xỉn màu, khoảng trống
Kỹ thuật này sẽ được thực hiện bằng cách chụp răng sứ lên trên cùi răng. Vì tác động đến lớp men răng bên ngoài nên đòi hỏi thao tác bác sĩ phải đạt chuẩn. Đồng thời bệnh nhân sẽ được gây tê trong suốt quá trình điều trị để hạn chế đau nhức. Chỉ 2-3 lần hẹn là bạn đã có thể sở hữu hàm răng đều đặn khỏe mạnh như mong muốn.
Lý do nào khiến răng bọc sứ bị ê buốt?
Khi tư vấn 1:1 nha khoa Aimée nhận thấy rằng, phần lớn khách hàng đều có chung thắc mắc liệu răng sứ bị ê buốt sau khi bọc có sao không? Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là gì? Nói một cách đơn giản thì răng đau nhức sau bọc sứ là điều hoàn toàn bình thường.
Cơn đau sẽ chỉ xuất hiện trong vòng 3-5 ngày đầu tiên. Và mất dần dần khi trải qua giai đoạn này. Nếu qua quãng thời gian trên mà bạn vẫn cảm thấy răng đau nhức không ngừng. Điều bạn cần làm chính là đến gặp trực tiếp bác sĩ để kiểm tra răng sứ càng sớm càng tốt. Dưới đây là một vài nguyên nhân khiến răng bọc sứ đau nhức:
Kỹ thuật mài răng bọc sứ không đúng cách khiến răng đau nhức kéo dài
– Bạn có cơ địa răng nhạy cảm và dễ ê buốt khi thực hiện các phương pháp nha khoa thẩm mỹ như mài răng bọc sứ, tẩy trắng răng, cạo vôi răng…
– Từ đầu bạn đã mắc các bệnh lý về răng miệng nhưng bác sĩ lại không điều trị dứt điểm.
– Bạn bị dị ứng với chất liệu kim loại, bọc răng toàn sứ không rõ nguồn gốc.
– Bác sĩ mài răng quá nhiều, sai tỷ lệ làm tác động đến tủy răng gây ê nhức.
– Thao tác gắn răng sứ không đạt chuẩn, mão sứ bị kênh. cộm cấn. Cản trở đến quá trình ăn nhai và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Biện pháp khắc phục răng bọc sứ ê buốt
Việc kiểm tra hoạt động của răng sứ tại nha khoa uy tín là điều rất cần thiết. Bởi bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân khiến răng sứ bị đau nhức. Dựa trên kết quả thăm khám, bác sĩ có những phương án điều trị tương ứng. Trường hợp đặc biệt, bạn vẫn chưa thể đặt lịch hẹn với phòng khám. Thì dưới đây là một số cách có tác dụng giảm đau tạm thời:
Chườm lạnh có tác dụng giảm đau nhức răng sau khi bọc sứ
– Súc miệng bằng nước muối để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại. Phòng ngừa những tấn công, xâm nhập đến răng sứ. Hơn nữa, nước muối còn giúp loại bỏ sâu những mảng bám tích tụ hay mảnh vụn từ thức ăn.
– Chườm lạnh có tác dụng giảm đau nhức răng hiệu quả. Hơi lạnh từ túi chườm có khả năng làm tê liệt dây thần kinh, giảm lưu thông máu đến vùng răng đau nhức. Trường hợp không có túi gel lạnh y tế, bạn chuẩn bị một viên đá nhỏ cho vào chiếc khăn sạch. Thao tác tương tự như khi sử dụng túi chườm y tế.
– Cho vài giọt tinh dầu tràm vào tăm bông y tế. Đặt nhẹ lên vị trí răng ê nhức và giữ nguyên trong vòng 5 phút.
Chăm sóc răng bọc sứ bền đẹp
Cho dù bạn có đang bọc răng sứ hay không thì việc chăm sóc răng miệng hằng ngày đóng vai trò rất quan trọng. Tuy răng sứ có tuổi thọ cao, nhưng nếu bạn không xây dựng cho mình một chế độ vệ sinh đúng cách. Điều đó sẽ khiến cho thời hạn sử dụng của răng sứ bị gia giảm đáng kể.
Về cách chăm sóc răng miệng
– Đánh răng tối đa ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
– Lựa chọn bàn chải có cấu tạo đầu lông mềm mại.
Lựa chọn bàn chải đánh răng có đầu lông mềm mại
– Dùng lực chải thật nhẹ nhàng để bảo vệ răng nướu.
– Sử dụng kem đánh răng chứa thành phần lành tính an toàn.
– Kết hợp máy tăm nước, chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn mắc kẹt giữa kẽ răng.
Về cách ăn uống hằng ngày
– Bạn cần đợi khoảng 24 tiếng mới có thể ăn uống bình thường. Mục đích của việc này nhằm giữ cho răng sứ được ổn định.
– Ăn nhiều rau xanh. trái cây, củ quả để bổ sung khoáng chất, vitamin tốt cho răng miệng.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
– Hạn chế tiêu thụ những món ăn quá dai cứng như sườn heo, gân bò, đá…
– Đáp ứng đủ lượng nước cơ thể cần, sử dụng nước lọc thay vì trà cà phê.
Hy vọng bài viết trên giúp giải đáp thắc mắc cho câu hỏi bọc răng sứ nhưng bị ê buốt phải làm sao. Để đặt lịch thăm khám với bác sĩ, bạn có thể liên hệ cho nha khoa Aimée theo hotline 085 353 9939 nhé.