Tụt lợi là bệnh lý nha khoa dễ bị mắc phải, với biểu hiện lợi co về phía cuống răng. Mặc dù bệnh lý này không nguy hiểm nhưng nó mang lại cảm giác khó chịu cho người mắc trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Vậy bọc răng sứ bị tụt lợi sau khi bọc nguyên nhân vì sao? Cùng đọc bài viết dưới đây để có thêm thông tin nhé.
Bọc răng sứ bị tụt lợi nguyên nhân do đâu
Tụt lợi là gì?
Tụt lợi là hiện tượng là phần lợi bảo vệ chân răng di chuyển xuống sâu phần cuống răng ở dưới. Tụt lợi có thể xảy ra ở một vài răng hoặc có thể là cả hàm răng. Đi kèm là các bệnh lý nha khoa như chảy máu chân răng, hôi miệng…
Tụt lợi là gì?
Tụt lợi có thể chia làm hai loại sau đây
Tụt lợi nhìn thấy được: là phần nhìn thấy bằng mắt thường
Tụt lợi không nhìn thấy được: là phần được che phủ bởi lợi và chỉ đo được bằng cây thăm dò quanh răng với vị trí bám dính của biểu mô.
Người mắc bệnh tụt lợi chân răng có thể có các biểu hiện sau:
Lợi sưng đỏ, có cảm giác đau và khó chịu
Xảy ra tình trạng chảy máu chân răng sau khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa
Hơi thở có mùi khó chịu
Lợi bị rút lại rõ rệt, răng lung lay
Nguyên nhân bọc răng sứ bị tụt lợi
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc răng sứ bị tụt lợi. Do kỹ thuật thực hiện và mài lấy dấu răng không chính xác. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến cho bạn dễ gặp các tình trạng bọc răng sứ tụt hở. Khi mài cùi răng bác sĩ mài không chuẩn, không đúng theo thông số ban đầu.
Nguyên nhân bọc răng sứ bị tụt lợi
Ngoài ra khi bạn làm răng sứ ở các cơ sở kém chất lượng, thường lấy dấu răng bằng công nghệ cũ thường là bằng đất sét nên dẫn đến sai lệch về thông số.
Kỹ thuật lắp ráp răng sứ
Tay nghề bác sĩ yếu kém, thiếu chuyên môn ít được thực hành dẫn tới việc lắp mão sứ cho bệnh nhân bị cong vênh không khít và sát. Điều này làm cho nướu và răng bị hở gây ra đường hở chân răng và tụt lợi sau này.
Thiết kế răng không chuẩn
Khi lấy dấu răng không đúng sẽ dẫn đến việc thiết kế răng bị sai lệch.Hoặc do khi thiết kế labo không có máy móc hiện đại làm cho mão sứ không khớp với trụ, không khớp với chân răng.
Làm vệ sinh răng sứ không đúng cách
Nếu vệ sinh răng sứ không đúng cách sẽ gặp tình trạng tụt lợi, viêm nhiễm khiến chân răng bị lộ ra ngoài.
Bọc răng sứ bị tụt lợi có ảnh hưởng gì không?
Bọc răng sứ bị hở nếu không được điều trị, khắc phục sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe và răng miệng như:
Bọc răng sứ bị tụt lợi có ảnh hưởng gì không?
Gây hôi miệng: Do thức ăn bám lại tại khe hở, nếu vệ sinh răng miệng không tốt sẽ là điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây hôi miệng.
Viêm nướu: Khi thức ăn không được làm sạch, vi khuẩn sẽ lợi dụng chúng để tấn công lên nướu gây ra các bệnh như viêm nha chu, viêm nướu
Răng bị ê buốt, nhạy cảm: Răng khi bị mất đi men răng sẽ rất dễ nhạy cảm với những tác động bên ngoài. Vì vậy khi bị hở ra ngoài bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi ăn uống.
Gãy răng: Khi chân răng bị hở, vi khuẩn tấn công rất dễ gây sâu răng. Tình trạng viêm nhiễm răng có thể làm cho răng bị hỏng, lung lay. Nguy hiểm nhất là chúng có thể làm cho răng bị gãy.
Gây mất thẩm mỹ: Chân răng bị hở quá nhiêu ra ngoài, nhất là với những bạn làm răng sứ kim loại sẽ làm lộ chân răng đen gây mất thẩm mỹ.
Quy trình bọc răng sứ.
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Thăm khám tổng quát về răng miệng. Từ kết quả đó bác sĩ sẽ phân tích tư vấn đưa ra giải pháp phù hợp với mỗi khách hàng.
Quy trình bọc răng sứ
Bước 2: Vệ sinh răng miệng, tiến hành mài răng
Tiếp theo khách hàng sẽ được vệ sinh răng miệng bằng máy tăm nước. Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê và mài những răng cần bọc sứ. Khi mài bác sĩ sẽ mài một khoảng vừa đủ để có thể chụp mão sứ. Mài đúng kỹ thuật và không làm ảnh hưởng đến tủy răng. Nhằm bảo tồn răng gốc tối đa.
Bước 3: Lấy dấu răng
Tiếp theo sẽ lấy dấu răng tạm thời để phục vụ cho quá trình chế tác răng sứ.
Bước 4: Gắn răng tạm và tiến hành bọc sứ
Sau khi chế tác xong các bác sĩ sẽ tiến hành gắn thử vào răng khách hàng. Để kiểm tra độ khít sát, cộm cấn gì hay không. Nếu khớp cắn chuẩn và hoàn toàn bình thường sẽ được gắn cố định lên cùi răng.
Bước 5: Tái khám định kỳ
Cuối cùng bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc răng sau bọc sứ tại nhà. Đồng thời hẹn lịch tái khám răng định kỳ cho khách hàng. Nhằm kiểm tra và vệ sinh cạo răng
Khi bạn bọc răng sứ mà bị hở bạn không nên quá lo lắng. Nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ thăm.
Vệ sinh răng sứ như nào để tránh bị tụt lợi
Nên vệ sinh răng miệng cẩn thận đánh răng bằng bàn chải lông mềm 1 ngày 2 lần. Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ các mảng bám thức ăn sót lại ở kẽ răng.
Hạn chế ăn cái thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh sau khi làm vì sẽ có khả năng bị ê buốt răng.
Mới làm răng sứ nên ăn các thực phẩm được chế biến kỹ và mềm để cho răng ổn định hơn.
Hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều màu thực phẩm như bánh kẹo hoặc đồ uống có ga để không làm răng bị ố vàng ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của răng.
Nên thường xuyên đi khám và kiểm tra định kỳ, lấy cao răng và để các nha sĩ can thiệp kịp thời khi các tình huống xấu xảy ra
Aimée nha khoa địa chỉ phục hình răng sứ hàng đầu
Nếu quý khách thắc mắc về dịch vụ bọc sứ Zirconia vui lòng liên hệ Hotline 085 353 9939. Hoặc đến địa chỉ Số 412 Cao Thắng (nối dài), P.12, Q.10, Hồ Chí Minh để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn nhé