Bọc răng sứ là một phương pháp điều trị răng khiếm khuyết hữu hiệu. Nhằm mục đích cải thiện ngoại hình lẫn chức năng của răng. Trong một số trường hợp, bạn có thể gặp phải tình trạng bọc răng sứ bị đau chân răng. Vậy nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là gì? Tham khảo ngay qua bài viết dưới đây nhé.
Hình ảnh khách hàng bọc răng sứ tại Aimée
Do răng yếu
Bọc răng sứ là phương pháp giúp khắc phục răng vỡ mẻ, ố vàng, mọc lệch, khe thưa ở mức độ nhẹ. Với phương pháp này bác sĩ sẽ mài lớp men răng bên ngoài để tạo cùi răng. Và sau đó gắn mão răng sứ chế tác trước đó lên trên. Vì trụ răng được làm từ răng tự nhiên. Cho nên đòi hỏi răng gốc phải khỏe mạnh và thật vững chắc. Quay ngược trở lại, nếu răng yếu thì việc mài răng tạo cùi sẽ trở nên khó khăn hơn. Không những ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của răng. Mà còn làm răng dễ lung lay và rút ngắn tuổi thọ của răng sứ.
Chưa điều trị dứt điểm viêm tủy răng
Bọc răng sứ khi tủy răng chưa được điều trị sẽ gây ra các tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng. Khi tủy răng bị viêm nhiễm, vi khuẩn lan ra gây đau đớn và viêm nhiễm nghiêm trọng. Khi bọc răng sứ lên một răng có tuỷ viêm, tình trạng viêm nhiễm có thể tiếp tục phát triển và lan rộng. Dẫn đến sưng nề, đau chân răng và thậm chí là mất răng.
Ảnh minh hoạ
Nướu chưa kịp thích nghi
Nướu chưa thích nghi sau khi bọc răng sứ bao gồm đau đớn, sưng nề, viêm nhiễm và mất cân đối thẩm mỹ. Bên cạnh đó, còn gây ra cảm giác không thoải mái khi ăn uống và chải răng. Đồng thời làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và rối loạn nướu. Khi đó, chân răng tại nơi bọc sứ sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Đặc biệt dễ kích ứng khi tiếp xúc với đồ ăn thức uống nóng lạnh.
Nướu chưa kịp thích nghi là nguyên nhân gây đau chân răng sau bọc sứ
Sử dụng răng sứ kim loại hoặc kém chất lượng
Có thể bạn chưa biết, nhưng chất liệu sứ đóng vai trò rất quan trọng đến tính thẩm mỹ cũng như độ bền của răng sau khi bọc sứ. Việc sử dụng răng sứ kim loại, răng toàn sứ giả nhái, không rõ nguồn gốc đều là những tác nhân điển hình gây đau răng. Trong một số trường hợp, bạn sẽ gặp phải tình trạng đau nhức chân răng. Làm ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, giao tiếp, sinh hoạt. Nếu nặng hơn có thể dẫn đến răng lung lay, viền nướu thâm đen kém thẩm mỹ.
Tác hại bọc răng sứ kim loại
Chất liệu keo dán không đảm bảo
Để răng sứ cố định vĩnh viễn với cùi răng thật. Bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng một loại keo chuyên dụng có đặc tính bám dính chắc để gắn kết răng sứ, cùi răng và nướu lại với nhau. Tuy nhiên, nếu keo dán không đạt chuẩn chất lượng sẽ khiến cho răng dễ rơi rớt. Đi kèm với đó là những cơn ê buốt chân răng khó chịu.
Bác sĩ mài răng quá nhiều
Tác hại của việc mài răng quá nhiều khi bọc sứ có thể gây ra sự mất cân đối của cấu trúc răng và dẫn đến việc giảm đi độ bền của răng. Hơn nữa, nó cũng làm cho răng trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Ngoài ra, việc mài răng quá nhiều cũng gây ra cảm giác không thoải mái khi ăn uống và vệ sinh răng miệng.
Mài răng sơ sài dẫn đến đen chân răng, viêm nướu
Vệ sinh răng miệng sai cách
Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách sau khi bọc sứ có thể dẫn đến tác hại như tăng nguy cơ viêm nhiễm nướu, đau nhức chân răng. Từ đó, tạo điều kiện cho ổ vi khuẩn tấn công và xâm nhập gây ra các bệnh lý răng miệng. Ngoài ra, nếu bạn lơ là trong việc chăm sóc răng miệng. Thì đây cũng là lý do khiến tuổi thọ của răng sứ bị gia giảm đáng kể.