Sâu răng là một vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải. Khi sâu răng xảy ra, vi khuẩn xâm nhập vào mô cứng của răng và tạo ra một lỗ chứa vi khuẩn. Vậy bị sâu răng uống thuốc gì? Nguyên nhân gây sâu răng và biện pháp phòng ngừa như thế nào? Nếu bạn cũng đang có chung mối quan tâm này thì cùng nha khoa Aimée tham khảo qua bài viết sau đây nhé.
Nguyên nhân gây ra sâu răng là gì?
Sâu răng là một vấn đề phổ biến trong nha khoa và xuất hiện từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân chính gây ra sâu răng là sự tương tác giữa vi khuẩn, thức ăn và các yếu tố môi trường trong miệng. Vi khuẩn Streptococcus mutans được xem là nguyên nhân chính gây sâu răng. Khi tiếp xúc với các loại đường và carbohydrates trong thức ăn. Chúng sẽ tạo thành một chất nhầy gọi là mảng bám trên bề mặt răng. Mảng bám này cung cấp một môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và tạo ra axit. Axít này tác động lên men răng, làm mất canxi và khoáng chất khỏi bề mặt răng. Dẫn đến hình thành lỗ sâu trên răng.
Các yếu tố khác như thói quen ăn uống không lành mạnh, chăm sóc miệng không đầy đủ, không đúng kỹ thuật, hoặc không sử dụng hợp lý kem đánh răng chứa fluoride cũng có thể góp phần vào tạo điều kiện cho sâu răng phát triển. Ngoài ra, các yếu tố di truyền, tuổi tác, thuốc lá, stress và yếu tố môi trường khác cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của sâu răng.
Dấu hiệu nhận biết răng sâu?
Sâu răng có thể gây ra một số dấu hiệu nhận biết rõ ràng khi xảy ra. Dưới đây là một số dấu hiệu thông thường mà bạn có thể nhận biết để xác định có sâu răng hay không:
– Đau răng là một trong những dấu hiệu chính của sâu răng. Đau có thể xuất hiện khi ăn, uống thực phẩm dai cứng hoặc có nhiệt độ lạnh nóng.
– Răng bị sâu có thể trở nên đau nhức hoặc nhạy cảm khi nhai.
– Sâu răng có thể làm thay đổi màu sắc của răng. Những lỗ sâu trên răng sẽ bắt đầu chuyển màu nâu, đen trên bề mặt.
– Trường hợp sâu răng tiến triển một cách nghiêm trọng, răng có thể bị mất phần, hình thành lỗ thủng hoặc gãy.
Bị sâu răng nên uống thuốc gì?
Khi bị sâu răng, điều quan trọng là bạn nên thăm nha sĩ để được kiểm tra và điều trị sâu răng một cách chuyên nghiệp. Trường hợp sâu răng nặng và bạn đang chờ đến lượt điều trị. Uống thuốc có thể giúp giảm đau một cách tạm thời.
Bị sâu răng có nên uống thuốc không?
Có một số loại thuốc giúp hỗ trợ giảm đau do sâu răng như paracetamol và ibuprofen. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn về loại thuốc phù hợp và liều lượng sử dụng.
Hơn nữa, thuốc uống chỉ giảm đau tạm thời và không thay thế cho việc điều trị sâu răng bằng các phương pháp nha khoa chuyên nghiệp. Việc tìm kiếm sự chăm sóc sớm của bác sĩ giúp ngăn chặn sâu răng phát triển và duy trì sức khỏe cho răng miệng của bạn.
Biện pháp phòng ngừa sâu răng
Phòng ngừa sâu răng là một phần quan trọng của việc duy trì sức khỏe răng miệng. Dưới đây là một số cách để phòng ngừa sâu răng:
Cần tránh uống nước ngọt
– Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày sau khi ăn hoặc uống đồ ngọt để làm sạch nơi tiếp giáp giữa hai răng. Sử dụng kem đánh răng chứa fluoride để bảo vệ men răng khỏi vi khuẩn sâu.
– Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng. Điều này giúp loại bỏ mảng bám và thức ăn dư thừa khỏi kẽ răng, giảm nguy cơ sâu răng.
– Hạn chế tiêu thụ đường và thức ăn ngọt vì đây là nguyên nhân chính gây sâu răng.
– Hạn chế tiêu thụ đồ uống có gas và thức ăn có chất tạo axit để giảm nguy cơ sâu răng. Hơn nữa, ăn đầy đủ các loại thực phẩm giàu chất xơ và vitamin, như rau xanh và trái cây, sẽ giúp tăng cường sức khỏe răng miệng.
– Điều trị và làm sạch răng định kỳ với bác sĩ là một phần quan trọng của việc phòng ngừa sâu răng. Bác sĩ có thể phát hiện vết sâu sớm và điều trị trước khi nó trở nên nghiêm trọng hơn.