Răng số 7 hay còn được biết với tên gọi khác là răng hàm thứ hai. Chiếc răng này sẽ nằm sau răng số 6 và trước răng số 8. Đảm nhận chức năng ăn nhai, nghiền nát thức ăn là chính. Do một số nguyên nhân mà rất nhiều người hiện nay bị sâu răng số 7. Vậy răng số 7 bị sâu có nguy hiểm không? Vì sao lại có tình trạng này xảy ra? Và biện pháp ngăn ngừa sâu răng là gì?
Răng số 7 bị sâu
Nguyên nhân răng số 7 bị sâu
Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến răng số 7 bị sâu cụ thể:
Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Vệ sinh răng đúng cách đóng vai trò rất quan trọng để duy trì một hàm răng đẹp khỏe. Nếu chăm sóc không cẩn thận, thao tác thực hiện qua loa hời hợt. Sẽ khiến cho mảnh vụn thức ăn sót lại bám trên kẽ răng. Tạo thành những ổ vi khuẩn và mảng trên bề mặt răng số 7. Những mảng bám này nếu không được làm sạch thì về dài lâu sẽ dẫn đến các vấn đề về răng miệng như sâu răng, hôi miệng, tụt nướu, viêm nha chu…
Tiếp xúc thường xuyên với thức ăn chứa nhiều đường
Một chế độ ăn uống giàu đường như bánh kẹo, ăn vặt, đồ uống có gas… Đều là nhóm thực phẩm tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn trong miệng phát triển. Những vi khuẩn này sau đó sẽ tiết ra axit, gây ăn mòn men răng và hình thành sâu răng.
Kẹo ngọt là nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng số 7
Đánh răng sai cách
Nếu bạn chà răng một cách mạnh mẽ hoặc không đúng kỹ thuật. Có thể gây tổn thương đến men răng và làm cho răng số 7 dễ bị sâu. Thay vào đó, bạn nên chải răng thật nhẹ nhàng cùng bàn chải có cấu tạo sợi lông mềm. Tích hợp thêm máy tăm nước, chỉ tơ nha khoa để làm sạch răng tốt hơn. Bên cạnh đó, gen di truyền cũng là yếu tố khiến răng số 7 dễ bị sâu.
Sâu răng số 7 có nguy hiểm không?
Sâu răng số 7 không chỉ mang lại cảm giác đau đớn khó chịu. Mà nó còn có thể gây nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách. Một số nguy hiểm liên quan đến sâu răng số 7 bao gồm:
Sâu răng còn làm tăng nguy cơ mất răng
– Mất men răng: Sâu răng, nếu không được điều trị sẽ xâm nhập vào men răng. Đây là lớp bảo vệ bên ngoài của răng. Khi men răng bị ăn mòn, hình thành lỗ thủng trên bề mặt răng. Làm tăng nguy cơ vi khuẩn tích tụ và nhiễm trùng.
– Nhiễm trùng dưới lợi: có thể lan rộng vào xoang dưới lợi và gây ra viêm nhiễm nướu. Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn từ sâu răng số 7 có thể lan ra. Và ảnh hưởng đến các cấu trúc xương hàm. Nặng hơn là gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn.
– Mất răng: Nếu sâu răng số 7 không được điều trị có thể làm hủy diệt những cấu trúc răng gây mất răng. Mất răng không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình. Mà còn có thể gây ra các vấn đề chức năng. Chẳng hạn như khó khăn khi nhai thức ăn, phát âm, tiêu xương hàm dẫn đến lão hóa sớm…
Răng số 7 bị sâu có nên nhổ không?
Việc răng số 7 bị sâu có nên nhổ hay không đòi hỏi sự xem xét cẩn thận của bác sĩ. Nếu chỉ sâu ở mức độ nhẹ (phần mềm), bác sĩ sẽ điều trị bằng cách làm sạch và trám lại chỗ sâu đó. Nếu sâu răng nặng ăn dần vào bên trong tủy. Thì nhổ răng có thể là một lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, việc nhổ răng số 7 cũng có thể có nhược điểm. Bạn sẽ cần thời gian hồi phục sau khi nhổ răng. Điều chỉnh chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng. Ngoài ra, việc mất một răng hàm cũng gây ảnh hưởng đến khả năng nhai.
Sâu răng số 7 có nên nhổ không?
Biện pháp phòng ngừa sâu răng số 7
Phòng ngừa sâu răng là một yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ răng số 7. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa mà bạn nên áp dụng:
Vệ sinh răng miệng đúng cách
– Vệ sinh răng miệng: Hãy đảm bảo đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày. Sử dụng bàn chải răng lông mềm và kem đánh răng chứa fluoride. Làm sạch toàn bộ mặt răng bên trong, bên ngoài và phía sau. Cũng như vùng lưỡi để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn gây sâu răng.
– Dùng chỉ tơ nha khoa: giúp loại bỏ mảng bám nằm sâu giữa răng, nơi bàn chải khó chạm tới. Sử dụng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày. Đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ.
– Hạn chế tiêu thụ tinh bột và đường: Vi khuẩn trong miệng chuyển đổi tinh bột và đường thành axit gây sâu răng. Đồng thời, bổ sung thực phẩm giàu canxi như sữa chua, sữa tươi, rau xanh và hạt để tăng cường sức khỏe răng miệng.
– Kiểm tra định kỳ tại nha khoa: Hãy đến bác sĩ định kỳ ít nhất hai lần mỗi năm để kiểm tra và làm sạch răng. Bác sĩ có thể phát hiện sớm sâu răng hoặc các vấn đề khác và cung cấp các biện pháp điều trị kịp thời.