Sâu răng là tổn thương trên bề mặt răng hoặc men răng. Nó xảy ra khi vi khuẩn trong miệng tạo ra axit tấn công men răng. Nếu không được điều trị sẽ dẫn đến đau nhức, nhiễm trùng hay thậm chí mất răng. Vậy bị sâu răng phải làm thế nào? Nguyên nhân gì khiến răng bị sâu? Có biện pháp ngăn ngừa hay không? Đọc ngay bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nhé.
Sâu răng gây khó khăn trong quá trình sinh hoạt hằng ngày
Nguyên nhân phổ biến gây sâu răng
Miệng của chúng ta chứa đầy vi khuẩn bao gồm vi khuẩn có ích và gây hại, Những vi khuẩn này kết hợp với thức ăn tạo thành một lớp màng dính gọi là mảng bám. Vi khuẩn trong mảng bám sẽ dùng đường và tinh bột từ thức ăn để tạo ra axit. Các axit này bắt đầu ăn mòn vào khoáng chất trên men răng. Theo thời gian, mảng bám có thể cứng lại tạo thành cao răng. Ngoài việc làm hỏng răng, cao răng còn có thể gây kích ứng nướu và gây bệnh nướu răng.
Nguyên nhân sâu răng là gì?
Fluoride là một khoáng chất có trong xương và răng của con người. Bạn sẽ được bổ sung hoạt chất này thông qua kem đánh răng, nước, thực phẩm hằng ngày. Nếu chăm sóc răng miệng không cẩn thận hoặc ăn uống nhiều đồ ngọt, tinh bột. Men răng của bạn sẽ tiếp tục mất đi khoáng chất. Theo thời gian, men răng bị suy yếu phá hủy, tạo thành lỗ sâu răng. Đây là một tổn thương vĩnh viễn mà phải có sự can thiệp từ các phương pháp nha khoa mới khắc phục được.
Cách khắc phục tình trạng răng sâu
Hiện nay, có một số phương pháp điều trị sâu răng phổ biến như hàn trám, bọc răng sứ… Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề:
Phương pháp điều trị bằng florua
Nếu bạn bị sâu răng sớm, việc điều trị bằng fluoride có thể giúp men răng tự phục hồi.
Phương pháp hàn trám
Nếu bạn có một khoang răng điển hình, nha sĩ sẽ loại bỏ mô răng bị sâu. Sau đó phục hồi răng bằng cách trám lại bằng vật liệu trám như composite, amalgam, kim loại, vàng bạc…
Khắc phục sâu răng bằng phương pháp hàn trám
Phương pháp bọc răng sứ
Nếu tổn thương ở răng và nhiễm trùng lan đến tủy thì bạn có thể cần phải điều trị tủy. Nha sĩ sẽ loại bỏ phần tủy bị sâu kết hợp làm sạch bên trong răng và chân răng. Bước tiếp theo là trám răng tạm thời. Sau đó, bạn sẽ cần phải quay lại để lấy miếng trám vĩnh viễn hoặc bọc mão sứ cho răng sâu.
Bọc răng sứ giúp khắc phục tình trạng răng sâu
Nhổ bỏ răng sâu
Trong những trường hợp nghiêm trọng nhất, khi tổn thương ở tủy không thể khắc phục được nha sĩ có thể nhổ răng. Nha sĩ sẽ đề nghị bạn làm cầu răng hoặc cấy ghép implant để thay thế chiếc răng đã mất. Nếu không, những chiếc răng bên cạnh khoảng trống có thể di chuyển qua và làm thay đổi khớp cắn của bạn.
Một số biện pháp phòng ngừa sâu răng
Có những bước bạn có thể thực hiện để ngăn ngừa sâu răng:
Thường xuyên kiểm tra răng miệng tại nha khoa uy tín
– Đánh răng bằng kem đánh răng, nước súc miệng có chứa thành phần fluoride.
– Đánh răng ngày 2 lần cùng với bàn chải có cấu tạo từ sợi lông mềm mại. Thao tác chải răng nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương đến răng nướu.
– Nếu có điều kiện bạn có thể bổ sung thêm máy tăm nước, chỉ nha khoa, bàn chải kẽ giúp làm sạch sâu khoang miệng.
– Hạn chế sử dụng thực phẩm, đồ uống có nhiều đường hay tinh bột. Bởi đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến răng sâu. Đồng thời bạn cũng nên cân bằng tiêu thụ các món ăn vặt.
– Không sử dụng các sản phẩm thuốc lá bởi thành phần nicotine trong thuốc lá không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây hôi miệng sâu răng.
– Gặp nha sĩ để kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên và làm sạch chuyên nghiệp.
Chắc hẳn qua bài viết trên giúp giải đáp thắc mắc cho câu hỏi bị sâu răng phải làm thế nào? Nếu bạn đang gặp tình trạng này nhưng không biết phải xử lý như thế nào. Đừng ngần ngại liên hệ ngay cho nha khoa Aimée theo hotline 085 353 9939 hoặc địa chỉ 412 Cao Thắng (Nối dài), Phường 12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh.