Khi sâu răng xuất hiện, bạn sẽ cần sự giúp đỡ của nha sĩ để ngăn chặn sự phát triển của nó và bảo vệ răng khỏi bị hư hại thêm. Ở giai đoạn đầu, nha sĩ có thể dễ dàng xử lý lỗ sâu trên men răng của bạn. Tuy nhiên, một khi bị sâu răng đến tủy sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng nếu bạn vẫn cứ tiếp tục trì hoãn việc điều trị.
Sâu răng là như thế nào?
Sâu răng tiến triển có thể khiến răng ê buốt, đau nhức, khó chịu và thậm chí phải nhổ răng trong trường hợp nặng. Vì vậy, nếu nghi ngờ sâu răng đã ăn vào tủy răng cách tốt nhất bạn nên kiểm tra răng miệng tại nha khoa.
Sâu răng là một quá trình tiến triển trong đó vi khuẩn tích tụ trong miệng của bạn. Tạo ra một loại axit làm suy yếu bề mặt răng. Axit này gây ra những lỗ nhỏ trên răng của bạn. Những lỗ này tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công sâu hơn vào các bộ phận bên trong. Khiến tình trạng nhiễm trùng ngày càng nặng hơn.
Trong giai đoạn đầu của sâu răng, bạn sẽ không cảm thấy đau nhiều. Do đó, sẽ không nhận thấy răng mình đang bị vi khuẩn tấn công. Khám răng định kỳ có thể giúp bạn phát hiện sâu răng sớm và ngăn ngừa chúng phát triển.
Nguyên nhân khiến răng bị sâu
Các yếu tố phổ biến dẫn đến sâu răng bao gồm chế độ ăn nhiều đường và carbohydrate (nước ngọt và đồ uống đóng chai không có fluoride). Bên cạnh đó, không đánh răng cũng như sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên cũng là nguyên nhân gây sâu răng. Một số loại thuốc dùng để điều trị một số bệnh cũng có thể làm tăng khả năng bị sâu răng.
Nguyên nhân gây sâu răng
Sâu răng thường bắt đầu từ men răng. Đặc biệt là ở những khu vực dễ tích tụ mảng bám như bề mặt răng và khoảng trống giữa các răng. Mảng bám này là kết quả của những mảnh vụn thức ăn còn sót lại trong miệng lâu ngày. Nó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tạo ra axit làm suy yếu men răng.
Dấu hiệu răng sâu lan tới tủy
Nhiều người bỏ qua cơn đau và không đến gặp nha sĩ thường xuyên. Họ chỉ tìm cách điều trị khi sâu răng đã ở giai đoạn muộn. Nếu sâu răng đã chạm tới tủy sẽ xuất hiện triệu chứng đau nhức, khó chịu gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là một số dấu hiệu răng sâu lan tới tủy:
– Cơn đau kéo dài từ 10-15 phút, tùy mức độ sâu răng.
– Đau răng kèm theo nhức đầu và nhạy cảm ở các răng xung quanh.
– Sử dụng thuốc giảm đau nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm.
– Khó ăn uống, cảm giác răng lung lay khi chạm vào.
Điều trị sâu răng như thế nào?
Nếu bạn nhận thấy cơn đau răng của mình ngày càng trầm trọng hơn và nhận thấy các dấu hiệu sâu răng bên trong miệng, hãy đặt lịch hẹn với nha sĩ càng sớm càng tốt. Khi sâu răng đến tủy, thường phải điều trị tủy hoặc nhổ răng. Nha sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ toàn bộ tủy răng bị nhiễm trùng, làm sạch và bịt kín buồng tủy để ngăn ngừa tái nhiễm trùng.
Việc điều trị tủy thường mất khoảng 2 đến 3 lần thăm khám nha khoa, tùy thuộc vào tình trạng răng bị ảnh hưởng. Ngày nay, có hai phương pháp thường được sử dụng để phục hồi hình dạng răng sau điều trị tủy. Chúng bao gồm trám răng và mão răng sứ hoặc kim loại.
Trám răng
Sau khi trám bít buồng tủy bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng. Nha sĩ sẽ trám lại lỗ tủy còn lại bằng vật liệu composite, inlay hoặc onlay để khôi phục lại hình dạng răng ban đầu. Trám răng giúp ngăn ngừa sâu răng quay trở lại và đảm bảo vẻ đẹp thẩm mỹ cũng như khớp cắn bình thường.
Trám răng
Bọc răng sứ
Nếu răng ban đầu của bạn ngày càng yếu đi, nha sĩ có thể khuyên bạn nên bọc răng bằng sứ hoặc kim loại để bảo vệ tốt hơn. Mão răng sứ sẽ được tạo hình dựa trên hình dáng răng thật của bạn bằng công nghệ tiên tiến. Mão răng này có kiểu dáng đẹp, độ bền cao, chịu lực tốt, mang lại vẻ tự nhiên.
Bọc răng sứ