Giải pháp tối ưu nhất khi bị đau răng sâu là đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn không thể đến gặp nha sĩ ngay lập tức. Bạn vẫn có thể áp dụng một số biện pháp phía dưới để làm giảm cơn đau tạm thời. Vậy những cách đó là gì? Cùng Aimée tìm hiểu ngay nhé!
Bị đau răng sâu nên làm gì?
1. Đau răng sâu cần làm gì?
Đau răng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chúng có thể hình thành từ những lỗ sâu trên răng, miếng trám bị hư, gãy răng, nướu nhiễm trùng hay áp xe răng. Dù không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, nhưng nếu ỷ lại không điều trị. E rằng những nguyên nhân vừa đề cập trên sẽ để lại nhiều biến chứng khôn lường. Một số biểu hiện thường gặp khi đau răng gồm: nướu đỏ, sưng, sốt, nhói buốt, sưng mặt… Dưới đây là một số biện pháp khắc phục đau răng cụ thể:
Đau răng là tình trạng thường gặp
1.1 Xử lý cơn đau bằng cách chườm lạnh
Chườm lạnh có tác dụng làm tê liệt dây thần kinh, giúp giảm sưng viêm, đau răng hiệu quả. Đặt túi chườm lạnh lên mặt ngoài của má tại vùng răng đang tổn thương tầm 20 phút mỗi lần. Điều này có thể giúp giảm bớt sự khó chịu bằng cách giảm đau và giảm sưng.
Chườm lạnh
1.2 Nước muối giúp xoa dịu cơn đau
Ngoài chườm lạnh, bạn cũng có thể xoa dịu cơn đau bằng súc miệng bằng nước muối. Bởi đặc tính của nước muối là kháng viêm, chống khuẩn. Hỗ trợ làm sạch vùng da nhiễm trùng, tổn thương và thúc đẩy giảm đau tạm thời.
Súc miệng bằng nước muối
1.3 Chườm túi trà bạc hà
Chườm túi trà bạc hà giảm đau được đánh giá là giải pháp mang lại hiệu quả cao và an toàn. Bạc hà có đặc tính gây tê nhẹ giúp làm dịu cơn đau miệng trong thời gian ngắn. Hầu hết mọi người thích làm lạnh túi trà trong tủ đá vài phút trước khi sử dụng.. Điều này tạo ra một cảm giác dễ chịu nhằm giúp bạn quên đi cơn đau răng.
1.4 Sử dụng thuốc kháng viêm
Bạn cũng có thể giảm sưng bằng cách dùng thuốc chống viêm, chẳng hạn như ibuprofen. Dù thuốc mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng, nhưng để đảm bảo sức khỏe bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ nhé.
Sử dụng thuốc giảm đau răng
1.5 Tỏi giúp giảm đau
Ngoài việc tiêu diệt vi khuẩn có hại, tỏi còn hoạt động như một loại thuốc giảm đau chính hiệu. Để sử dụng tỏi chữa đau răng, bạn hãy nghiền nát một nhánh tỏi để tạo thành hỗn hợp dính và đắp lên vùng bị đau.
1.6 Dùng tinh dầu đinh hương
Tinh dầu đinh hương có tác dụng giảm viêm và làm tê liệt cơn đau răng miệng. Trong tinh dầu đinh hương có chứa eugenol, một chất khử trùng tự nhiên. Và chúng thường được dùng để khử trùng vết thương ở miệng. Để điều trị đau răng hoặc ê buốt răng, hãy nhỏ một ít tinh dầu lên miếng bông sạch và chấm lên vùng bị đau.
Làm thế nào để ngăn chặn cơn đau răng trước khi nó bắt đầu?
Bạn hoàn toàn có thể chủ động ngăn ngừa đau nhức răng xuất hiện. Bằng cách đánh răng kỹ lưỡng hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần. Hơn nữa, xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, tránh thức ăn đồ uống có đường. Đặc biệt, cẩn thận không nhai đá hoặc các vật cứng vì chúng sẽ làm tổn thương đến răng.
Bổ sung nhiều trái cây, nước ép, sinh tố tốt cho sức khỏe răng miệng
Cuối cùng, hãy đảm bảo lên lịch làm sạch và kiểm tra răng miệng thường xuyên để bạn có thể điều trị các vấn đề răng miệng nhỏ trước khi chúng trở thành vấn đề nhức nhối đòi hỏi các phương pháp điều trị tốn kém.
Hình ảnh độc quyền tại Aimée
Với thông tin từ bài viết trên, hy vọng giải đáp thắc mắc bị đau răng sâu nên làm những gì? Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này nhưng không biết nên xử lý như thế nào. Đừng ngần ngại liên hệ cho nha khoa Aimée theo hotline 085 353 9939 để được thăm khám, điều trị nhanh nhất nhé.