Trong giai đoạn thai kỳ, cơ thể của người mẹ có những biến chuyển rất rõ rệt bao gồm: tay chân sưng phù, da dẻ sạm nám, vui buồn thất thường. Trong đó, bị đau răng ở bà bầu là một trong những vấn đề nan giải và thường gặp nhất. Để khắc phục tình trạng này, trước tiên chúng ta cần phải hiểu rõ nguyên nhân gây đau răng cho mẹ bầu là gì? Biện pháp ngăn ngừa răng đau như thế nào?
Bị đau răng ở mẹ bầu
Nguyên nhân phổ biến gây đau răng ở mẹ bầu
Trong giai đoạn thai kỳ, cơ thể của mẹ bầu có nhiều sự thay đổi đáng kể. Điều này được thể hiện rõ thông qua sự tăng lên hoặc giảm xuống của nội tiết tố. Khi hai hormone progesterone và estrogen không được cân bằng. Rất dễ dẫn đến các mạch máu ở răng thẩm thấu, sưng nướu và gây chảy máu chân răng. Vậy nguyên nhân dẫn đến đau răng ở mẹ bầu là gì? Theo tư vấn từ bác sĩ, đau răng xảy ra trong giai đoạn thai kỳ thường bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau:
Sâu răng
– Sâu răng do thay đổi thói quen ăn uống, ăn nhiều đồ ngọt, cay nóng. Bên cạnh đó, vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng là nguyên nhân gây răng sâu.
– Mọc răng khôn cũng có thể là yếu tố dẫn đến đau răng. Vì răng mọc thường mọc muộn và chỉ xuất hiện ở người trưởng thành. Đối với mẹ bầu trong độ tuổi từ 18 – 25, thì việc đau nhức do răng khôn mọc cũng là điều không thể tránh khỏi.
– Áp xe răng hình thành do những lỗ sâu không được điều trị dứt điểm.
– Chấn thương răng do ăn nhai đồ cứng, ngủ nghiến răng…
Xử lý đau nhức răng cho mẹ bầu
Một số cách giúp giảm đau nhức răng cho mẹ mang thai cụ thể:
Giảm đau nhức răng bằng gừng tươi giã nhuyễn
– Dùng nước muối súc miệng: nước muối được xem là một chất có khả năng kháng khuẩn rất tốt. Việc súc miệng bằng nước muối không chỉ loại bỏ được mảnh vụn thức ăn gây hôi miệng. Mà còn ức chế sự phát triển và tấn công của vi khuẩn gây hại. Để thực hiện cách này, mẹ bầu có thể cho một ít muối vào cùng nước ấm. Hòa đều cho đến khi tan hết vào nhau tạo thành một hỗn hợp nước muối. Cho nước muối vào trong miệng, khò khè trong vòng 1 phút và nhổ nhẹ ra.
– Đặt túi chườm lạnh lên khu vực răng đang chịu tổn thương. Mẹ bầu có thể cho viên đá nhỏ vào chiếc khăn sạch và túm chặt đầu khăn lại. Nhẹ nhàng đặt lên vùng má và giữ nguyên trong vòng 5 phút. Hơi lạnh từ nước đá giúp giảm đau, gây tê liệt vùng răng nhức trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, đá lạnh rất dễ tan chảy và gây bỏng lạnh nếu để lâu trên da. Do đó, mẹ mang thai cần lưu ý về thời gian khi sử dụng.
– Gừng có tính ấm vị cay thường được dùng trong các liệu pháp điều trị đau nhức răng. Dùng gừng tươi giã nhuyễn, đắp lên răng đang đau.
Biện pháp phòng ngừa răng đau trong thai kỳ
– Đánh răng ít nhất 2 lần 1 ngày cùng bàn chải lông mềm. Thao tác chải răng nhẹ nhàng, tránh dùng lực quá mạnh gây tổn thương đến răng. Chưa kể, đánh răng quá mạnh còn có thể gây chảy máu chân răng.
Hình ảnh độc quyền tại nha khoa Aimée
– Ưu tiên lựa chọn kem đánh răng chứa thành lành tính như: muối hồng, trà xanh, bạc hà, than hoạt tính…
– Sử dụng thêm máy tăm nước, chỉ nha khoa, bàn chải kẽ để làm sạch sâu khoang miệng.
– Hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều đường hay nhiều gia vị. Bởi những nhóm thực phẩm này là tác nhân kích thích răng đau nhiều hơn.
– Thường xuyên kiểm tra sức khỏe răng miệng tại nha khoa uy tín.