Khi bị đau răng, có một số loại thuốc giúp giảm đau tạm thời. Tuy nhiên, việc quyết định nên có nên uống thuốc không? Bị đau răng nên uống thuốc gì còn phải được chỉ định và tư vấn cặn kẽ của bác sĩ.
Đau răng là dấu hiệu cho thấy sức khỏe răng miệng của bạn đang gặp vấn đề
Đau răng nguyên nhân gì?
Đau răng là một tình trạng rất phổ biến mà hầu hết mọi người đều mắc phải. Mặc dù thường gặp nhưng đau răng lại là dấu hiệu cho thấy sức khỏe răng miệng bên trong của bạn đang có vấn đề. Một nguyên nhân điển hình dẫn đến đau răng chính là sự tổn thương hoặc viêm nhiễm của dây thần kinh răng. Khi phần mềm bên trong răng bị nhiễm trùng hay bị tác động mạnh. Nó có thể dẫn đến hiện tượng đau răng.
Bên cạnh đó, sâu răng, men răng bị ăn mòn do vi khuẩn, viêm nhiễm nướu, áp xe răng… Cũng là các nguyên nhân phổ biến gây răng đau nhức. Vì vậy, nếu bạn bị đau răng kéo dài mà không có dấu hiệu khỏi. Quan trọng nhất là đến nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và xác định nguyên nhân cụ thể. Từ đó, bác sĩ sẽ xem xét và đề xuất phương pháp điều trị thích hợp.
Đau răng nên uống thuốc gì?
Khi bị đau răng, việc uống thuốc có thể giúp giảm đau tạm thời. Điều quan trọng nhất là bạn nên tìm hiểu nguyên nhân gây đau răng đằng sau. Và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Đau răng nên uống thuốc gì?
Uống thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen có thể giúp giảm đau tạm thời trong trường hợp đau răng đơn giản. Tuy nhiên, cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng và không vượt quá liều lượng khuyến nghị. Không nên dùng thuốc này quá lâu hoặc quá thường xuyên mà không có sự giám sát của chuyên gia y tế.
Cách giảm đau nhức răng
Dưới đây là một số cách giúp giảm đau nhức răng tự nhiên bạn có thể tham khảo:
Súc miệng bằng nước muối để giảm đau nhức răng
– Rửa miệng bằng nước muối: Pha ít muối vào cùng một cốc nước ấm và rửa miệng mỗi ngày. Nước muối có thể giảm vi khuẩn và làm dịu những vùng nhiễm trùng trong miệng.
– Sử dụng đá lạnh: Đặt một miếng đá lạnh trong vỏ khăn và áp lên vùng đau răng. Lạnh sẽ giúp làm giảm sưng và giảm đau tạm thời. Dù vậy, bạn cũng nên lưu ý về thời gian sử dụng. Chỉ nên chườm đá lên da trong vòng 5 phút và gỡ ra sau đó. Bởi đá lạnh khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài rất dễ tan chảy. Thậm chí gây bỏng lạnh cho vùng da.
– Đặt một miếng bông gòn ngâm vào thuốc chống đau trực tiếp lên vùng đau răng.
– Dùng gừng giã nhuyễn đắp lên vị trí răng đau và giữ nguyên trong 5 phút. Với đặc tính kháng viêm. ngăn ngừa vi khuẩn, gừng sẽ giúp làm giảm đau răng nhanh chóng.
Lưu ý rằng việc giảm đau tạm thời không thể thay thế cho việc tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và điều trị phù hợp. Vì vậy, nếu bạn bị đau răng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được kiểm tra và điều trị sớm.