Răng khôn là răng hàm thứ ba cũng là bộ răng cuối cùng được hình thành. Khác với các răng hàm bao gồm răng số 6 và số 7 còn lại. Răng khôn chỉ mọc khi bạn đã trưởng thành và thường trong giai đoạn từ 17 đến 25 tuổi. Không những gây đau đớn trong quá trình ăn nhai. Răng khôn còn khiến cho việc cử động hàm giao tiếp trở nên khó khăn hơn. Vậy bị đau răng khôn phải làm sao? Vấn đề thường gặp khi răng khôn bị đau là gì?
Đau răng khôn phải làm sao?
Răng khôn gây ảnh hưởng như thế nào?
Ước tính có khoảng 85% số người phải nhổ răng khôn. Theo thời gian, hàm của con người sẽ bị thu nhỏ kích thước lại. Và thường không còn đủ chỗ cho 32 chiếc răng (kể cả răng khôn). Khi răng khôn không còn đủ chỗ để mọc sẽ có xu hướng xô đẩy các răng khác gây đau đớn và khó chịu.
Ảnh minh họa
Khi răng khôn không thể nhô lên hoàn toàn trên bề mặt. Mà chỉ mọc lên một phần nhỏ hoặc vẫn ẩn mình trong nướu. Lúc này đây, loại răng này sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến sức khỏe các răng xung quanh. Cũng như gây ra các vấn đề sức khỏe răng miệng khác.
Nếu mọc lệch răng khôn sẽ tác động trực tiếp đến các răng lân cận. Khiến chúng bị xô lệch khỏi vị trí và có thể dẫn đến tình trạng chen chúc lẫn nhau. Về dài lâu sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ xương hàm của bạn. Khi đó, răng hàm thứ 2 (răng số 7) nằm cạnh rất dễ bị các vấn đề như nhiễm trùng hoặc sâu răng hơn.
Một số vấn đề thường gặp khi bị đau răng khôn
Răng khôn có thể gây ra nhiều triệu chứng khôn lường như:
Chảy máu, sưng nướu hoặc đau nhức
Khi răng khôn mọc lên, chúng sẽ đẩy vào các răng xung quanh khiến chúng bị dịch chuyển. Chuyển động này có thể gây đau ở hàm và đi kèm với các triệu chứng khó chịu. Có thể kể đến như đau, sưng, cứng khớp, khó khăn khi mở hàm. Chúng cũng có thể khiến nướu của bạn bị sưng tấy đỏ. Đồng thời gây đau khi chạm vào. Trong một số trường hợp, chúng còn khiến nướu ở khu vực đó bị chảy máu.
Đau nhức răng khôn
Đau xoang
Răng khôn mọc ở hàm trên có thể gây ra các vấn đề về xoang. Nguyên nhân là do chân răng khôn phát triển và mọc ngược lên xoang. Gây ra các áp lực và đau đớn cho người bệnh. Nếu răng khôn ảnh hưởng đến xoang, nó cũng có thể gây đau đầu và nghẹt mũi.
Ăn nhai khó khăn
Khi răng khôn mọc lên, chúng có thể gây khó khăn cho việc nhai khi ăn. Đôi khi chỉ đơn giản là những cơn đau nhức tạm thời khi răng mọc lên. Nếu răng khôn của bạn bị mọc lệch, nó có thể gây khó khăn cho việc di chuyển hàm. Từ đó cản trở quá trình ăn nhai.
Làm thế nào để giảm đau răng khôn?
Nếu bạn cảm thấy đau đớn vì răng khôn mới mọc. Điều quan trọng là phải hẹn gặp nha sĩ để đánh giá đúng tình trạng. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục tại nhà mà bạn có thể áp dụng. Nhằm giảm bớt sự khó chịu mà bạn đang gặp phải trong khi chờ răng khôn mọc hoàn chỉnh.
Sử dụng thuốc giảm đau
Ibuprofen có tác dụng tốt trong việc giảm sưng nướu và đau hàm nhờ vào đặc tính chống viêm. Bên cạnh đó, Paracetamol và Aspirin cũng có công dụng tương tự. Nó sẽ làm giảm cơn đau ở miệng và hàm của bạn. Tuy nhiên, bạn phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo rằng không có bất kỳ chống chỉ định nào khi dùng thuốc này.
Sử dụng thuốc giảm đau
Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước ấm và dung dịch muối sẽ giúp tăng cường sức khỏe nướu. Quan trọng hơn hết, nước muối giúp tiêu diệt mọi vi khuẩn có thể tồn tại ở khu vực đó.
Súc miệng bằng nước muối
Chườm túi nước đá
Nếu bị sưng nướu và đau hàm, bạn có thể chườm túi nước đá để làm tê vùng xung quanh má. Cái lạnh từ đá giúp làm tê vùng răng khôn và hỗ trợ giảm đau nhanh chóng. Không chườm nóng lên mặt khi đang bị đau răng khôn. Điều này là do nhiệt có thể làm nặng thêm tình trạng nhiễm trùng.
Mọi thông tin từ bài viết trên, hy vọng giúp giải đáp thắc mắc cho câu hỏi bị đau răng khôn phải làm sao. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp. Hoặc đang gặp các vấn đề về đau răng khôn nhưng không biết phải xử lý như thế nào. Bạn có thể liên hệ cho nha khoa Aimée theo hotline 085 353 9939 để được hỗ trợ trong thời gian ngắn nhất.