Răng cửa là hai chiếc răng đầu tiên của mỗi hàm và được dùng để cắn xé chia nhỏ thức ăn. Bên cạnh đó, răng cửa còn đảm nhận vai trò thẩm mỹ cho toàn khuôn mặt. Dù vậy, không ít trường hợp bị đau răng cửa khiến cho việc ăn uống lẫn sinh hoạt trở nên khó khăn hơn. Để giải quyết vấn đề này, trước tiên bạn cần phải hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến cơn đau răng là gì?
Răng cửa bị đau nhức
Chức năng của răng cửa là gì?
Răng cửa có các chức năng như sau:
Chức năng của răng cửa
– Cắn xé thức ăn: đây là nhiệm vụ quan trọng của chiếc răng này. Răng cửa giúp cắn xé thức ăn với mục đích chia nhỏ thức ăn. Hỗ trợ răng hàm ăn nhai được tốt hơn. Từ đó, giúp thức ăn đưa xuống dạ dày được tiêu hóa dễ dàng nhất.
– Đảm bảo tính thẩm mỹ: khác với răng hàm, răng cửa là răng nằm tại vị trí “đắc địa” mà người khác thường nhìn vào đầu tiên mỗi khi giao tiếp. Răng cửa bị mất sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự tự tin trong giao tiếp. Khiến chất lượng cuộc sống bị gia giảm đáng kể.
– Phát âm rõ ràng: răng cửa giúp phát âm được ổn định, tròn vành rõ chữ. Nếu người bệnh không may bị mất 1 hay nhiều răng cửa thì phát âm sẽ bị tác động rất lớn. Chưa kể, mất răng lâu ngày còn khiến cho vùng xương hàm tại nơi đó bị tiêu đi. Gây lão hóa sớm, các răng xô đẩy lẫn nhau.
Răng cửa bị đau nguyên nhân do đâu?
Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau răng cửa:
Nguyên nhân gây đau răng cửa
– Bạn sử dụng lực răng quá mạnh để cắn, xé các thực phẩm dai cứng. Về dài lâu khiến răng cửa bị tổn thương và trở nên nhạy cảm hơn. Khiến răng dễ gặp phải tình trạng ê buốt khi tiếp xúc với đồ ăn thức uống có nhiệt nóng lạnh. Nặng hơn làm cho răng yếu dần và rụng đi nếu không được điều trị kịp thời.
– Răng cửa bị chấn thương dẫn tới sứt mẻ, nứt vỡ tạo thành một đường rãnh lớn trên thân răng. Lợi dụng điều này, vi khuẩn sẽ tấn công và xâm nhập vào mô mềm của răng gây đau nhức.
– Mảng bám tích tụ lâu ngày không được làm sạch cũng là nguyên nhân gây đau răng cửa. Bởi mảng bám sẽ tạo điều kiện cho ổ vi khuẩn phát triển, làm hỏng men răng. Dẫn đến các bệnh lý răng miệng nguy hiểm như sâu răng, viêm nha chu, sưng nướu…
– Răng cửa bị sâu nhưng không được phát hiện sớm. Những lỗ sâu ngày càng lan rộng dần và ăn vào tủy răng gây đau.
Giảm đau răng cửa bằng các phương pháp dân gian
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau mà cách điều trị cũng không giống nhau. Để giải quyết đau nhức răng cửa, bạn nên đặt lịch khám cùng bác sĩ càng sớm càng tốt. Chỉ khi đó bác sĩ mới có cái nhìn tổng quát về vấn đề bạn đang gặp phải. Cũng như đề xuất các phương pháp điều trị thích hợp. Ngược lại, nếu bạn vẫn chưa đặt được lịch hẹn cùng phòng khám. Để xoa dịu cơn đau bạn vẫn có thể tham khảo và thử áp dụng một vài cách như sau:
Ảnh minh họa
– Làm sạch khoang miệng giảm đau cùng nước muối. Nước muối được đánh giá là một chất có khả năng khử trùng, kháng khuẩn tự nhiên rất tốt. Cho một ít muối vào cùng nước ấm đã nguội. Khuấy đều cho cả hai hòa tan vào nhau tạo thành dung dịch nước muối. Khò khè hỗn hợp này trong vòng 1 phút và nhổ nhẹ ra sau đó. Lặp lại thao tác nhiều lần trong ngày cơn đau sẽ được giảm thiểu nhanh chóng.
– Chườm lạnh là cách làm thông dụng nhất để giảm đau nhức răng cửa. Đặt túi chườm lên khu vực răng đau trong vòng 15 phút. Nếu không có túi chườm, bạn có thể thay thế bằng cách cho viên đá vào chiếc khăn sạch. Thao tác thực hiện tương tự. Tuy nhiên, với đá lạnh bạn chỉ nên chườm trong vòng vài phút. Bởi đá lạnh rất dễ tan chảy khi tiếp xúc với nhiệt độ bên ngoài.
– Thiết lập chu trình vệ sinh răng miệng đúng cách. Đánh răng ngày 2 lần cùng bàn chải chứa đầu lông mềm mại. Kết hợp kem đánh răng chứa thành phần lành tính chuyên dành cho răng nhạy cảm để làm sạch an toàn. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm máy tăm nước, chỉ nha khoa, bàn chải kẽ. Nhằm vệ sinh răng miệng thuận tiện mỗi khi ra ngoài.