Bị đau răng cửa hàm trên là vấn đề mà nhiều người thường hay gặp phải. Chúng xuất hiện rất đột ngột và ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Đau răng không chỉ ảnh hưởng đến mỗi chức năng ăn nhai. Mà nó còn tác động trực tiếp đến trò chuyện hay nghỉ ngơi.
Nguyên nhân đau răng cửa hàm trên
Nếu chỉ có răng cửa bị đau thì có thể đây là vấn đề chỉ xảy ra với một nhóm nhỏ răng gần phía trước miệng của bạn. Ngược lại, nếu tất cả các răng trên đều bị đau thì có thể là một vấn đề khác. Thông thường răng cửa hàm trên bị đau do những nguyên nhân như sau:
Sâu răng không được điều trị
Những lỗ nhỏ trên răng do vi khuẩn tạo ra. Khi những vi khuẩn này vượt qua men răng và bắt đầu ăn mòn vào cấu trúc bên trong răng. Nó có thể gây đau nhức răng. Ở giai đoạn đầu, rất khó để phát hiện ra sâu răng. Bởi những lỗ sâu thường rất nhỏ và khó nhìn thấy nếu không có sự hỗ trợ của dụng cụ nha khoa.
Về dài lâu khi sâu răng trở nên nặng hơn. Vô hình trung khiến răng nhạy cảm và dễ ê buốt khi gặp đồ ăn thức uống nóng lạnh. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhận thấy sự đổi màu rõ rệt ở răng hoặc quanh nướu. Nếu điều này gây đau răng cửa, bạn nên đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt.
Nhiễm trùng răng
Trong một số trường hợp, sâu răng không được điều trị có thể gây nhiễm trùng răng. Điều này cũng có thể gây đau ở răng cửa. Khi vi khuẩn lây nhiễm vào chân răng, bên dưới nướu, việc phát hiện sẽ khó khăn hơn. Nếu bị nhiễm trùng răng, bạn có thể nhận thấy sự đổi màu xung quanh nướu hoặc có mùi vị khó chịu trong miệng.
Viêm xoang
Các xoang của bạn rất gần với chân răng. Khi vùng xoang bị tắc nghẽn hoặc bị nhiễm trùng. Nó có thể gây áp lực và gây đau cho răng trên của bạn. Thông thường, điều này sẽ ảnh hưởng đến tất cả các răng hàm trên.
Tật nghiến răng khi ngủ
Điều này thường xảy ra vào ban đêm nhưng cũng có thể xảy ra suốt cả ngày. Cơ hàm của bạn rất khỏe và việc nghiến răng liên tục có thể gây áp lực lên răng. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể cân nhắc sử dụng dụng cụ bảo vệ miệng để giảm áp lực và giảm đau cho răng cửa.
Men răng bị mòn
Men răng của bạn bảo vệ các mô mềm hơn bên trong răng, chẳng hạn như ngà răng. Ngà răng kết nối với các dây thần kinh sâu hơn bên trong và bên dưới răng. Nếu men răng bị mòn đi có thể làm lộ ngà răng. Điều này có thể gây ra tình trạng quá mẫn cảm ở răng hoặc ngà răng. Khiến thức ăn nóng hoặc lạnh và các cảm giác khác gây đau. Ví dụ: men răng của bạn có thể bị mòn ở các răng cửa nhanh hơn các răng khác nếu bạn đánh răng quá mạnh hoặc nghiến răng không đều.
Đau răng khiến cho người bệnh ăn nhai khó khăn
Răng bị sứt mẻ hoặc nứt
Nếu răng cửa của bạn bị sứt mẻ hoặc nứt sẽ gây ra cảm giác đau dữ dội. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến răng sứt mẻ chính là ăn nhai nhiều thực phẩm dai cứng. Hơn nữa, mọi hoạt động thể chất hay va đập, té xe cũng là nguyên nhân gây chấn thương răng. Từ đó, khiến răng trở nên đau nhức nhiều hơn.