Bị đau răng cửa hàm dưới xảy ra có thể do răng nhạy cảm, chấn thương, sâu răng hoặc nhiễm trùng. Thông thường, đau răng hàm dưới bộc phát rất ngẫu nhiên khiến người bệnh gặp các vấn đề về ăn uống, gián đoạn giấc ngủ, giao tiếp khó khăn… Tại sao lại có tình trạng này xuất hiện? Biện pháp xử lý như thế nào? Cách phòng ngừa ra làm sao? Cùng nha khoa Aimée tìm hiểu ngay nhé.
Đau răng hàm dưới
Nguyên nhân gây đau răng cửa hàm dưới
Đau răng cửa hàm dưới là hiện tượng vùng nướu quanh răng cửa trở nên sưng viêm. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ cảm thấy phía trên bề mặt răng cửa có khuynh hướng ê buốt nhẹ. Tùy vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý mà cơn đau sẽ kéo dài khác nhau. Phần lớn, đau răng hàm dưới xảy ra bắt nguồn từ một vài lý do như sau:
Nguyên nhân đau răng hàm dưới
– Mắc các bệnh liên quan đến nướu bao gồm sưng lợi, viêm nha chu, nhiễm trùng nướu…
– Sâu răng nhưng không được điều trị sớm, dẫn đến những lỗ sâu ngày càng lan rộng ra. Nguyên nhân gây sâu răng là vì thói quen ăn nhiều đồ ngọt, tinh bột hoặc vệ sinh răng miệng kém.
– Răng vốn nhạy cảm sẵn.
– Bệnh nghiến răng khi ngủ.
– Chấn thương răng khiến răng nứt mẻ, vỡ sứt tạo thành những điểm gồ ghề hay đường sọc dài trên răng. Từ đó, tạo điều kiện cho ổ vi khuẩn phát triển tấn công vào mô mềm bên trong răng.
– Áp xe răng.
– Răng mọc ngầm.
Cách khắc phục đau răng hàm dưới
Hầu hết các tình trạng gây đau răng có thể trở nên tồi tệ hơn hoặc gây ra nhiều vấn đề khác nếu không được chăm sóc sớm. Tốt nhất bạn nên đi kiểm tra và bắt đầu điều trị càng sớm càng tốt. Việc điều trị đau răng phụ thuộc vào nguyên nhân bao gồm: thuốc giảm đau, nước súc miệng…
Điều trị tại nha khoa
Đối với một số điều kiện nhất định, bạn có thể cần một trong một số thủ tục nha khoa.
Hình ảnh độc quyền tại nha khoa Aimée
– Sâu răng: dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý mà bác sĩ sẽ đề xuất giải pháp điều trị thích hợp. Nếu răng sâu nhẹ, bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp hàn trám. Và miếng trám sẽ có màu sắc giống hệt với răng tự nhiên. Nhằm đem đến tính thẩm mỹ cao cho nhóm răng cửa. Ngược lại, nếu răng hàm dưới sâu nặng khiến răng bị đổi màu. Thì lúc này đây, bác sĩ sẽ phải nạo sạch phần sâu và đề xuất biện pháp bọc mão sứ.
– Áp xe: Túi bị nhiễm trùng được cắt mở và dẫn lưu.
– Răng bị nứt: Trám răng, lấy tủy răng hoặc nhổ bỏ và thay thế bằng mão sứ mới.
Điều trị tại nhà
Đôi khi có thể mất vài ngày hoặc hơn để có được một cuộc hẹn với nha sĩ. Các biện pháp khắc phục tại nhà bạn có thể thử trong khi chờ khám bao gồm:
Súc miệng bằng nước muối ấm để giảm đau răng
– Dầu đinh hương: Pha loãng một vài giọt dầu đinh hương trong dầu ô liu. Thấm vào bông gòn và đặt lên nướu gần chỗ đau răng trong 5 đến 10 phút. Dầu đinh hương có chứa eugenol, một chất gây mê tự nhiên có đặc tính chống viêm.
– Chườm đá: Chườm túi nước đá bọc trong khăn sạch lên bên ngoài hàm trong khoảng 5 phút. Đá lạnh có thể gây bỏng lạnh và tan chảy dưới nhiệt độ phòng.
– Súc miệng: Súc miệng bằng nước muối ấm trong khoảng 30 giây, sau đó nhổ ra.
Làm thế nào để phòng ngừa đau nhức răng hàm dưới?
Vệ sinh răng miệng đúng cách là giải pháp lý tưởng giúp phòng ngừa đau nhức răng. Để ngăn chặn đau nhức răng xuất hiện, bạn có thể áp dụng một số cách như sau:
Hình ảnh độc quyền tại nha khoa Aimée
– Đánh răng nhẹ nhàng hai lần một ngày.
– Sử dụng kem đánh răng có fluoride.
– Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng miệng tốt hơn.
– Cần tránh hút thuốc lá bởi thuốc lá là tác nhân gây hôi miệng, sâu răng, xỉn màu răng.
– Hạn chế tiêu thụ những thực phẩm quá dai cứng như gân bò, da bò, đá bào…
– Tích cực ăn nhiều rau xanh, hoa quả để cung cấp vitamin, khoáng chất cần thiết cho sức khỏe răng miệng.
– Thường xuyên kiểm tra răng miệng tại nha khoa uy tín.