Bé bị đau răng sâu phải làm sao là câu hỏi mà phần lớn phụ huynh đang có con em đang gặp tình trạng này đều băn khoăn. Thực tế, sâu răng là vấn đề rất phổ biến và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không điều trị dứt điểm sẽ khiến cho mọi sinh hoạt của trẻ bị ảnh hưởng bao gồm: ăn uống, nghỉ ngơi, giao tiếp.
Bé bị đau răng phải làm sao
Dấu hiệu sâu răng ở trẻ
Đau răng thường xuất hiện bất chợt và thật khó để xác định nguyên nhân gây ra cơn đau, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Dưới đây là một số dấu hiệu cần chú ý phụ huynh có thể tham khảo:
Dấu hiệu sâu răng ở trẻ
– Trẻ bị đau ở răng hoặc miệng.
– Trẻ dần nhạy cảm với thức ăn và đồ uống nóng lạnh
– Khuôn mặt và vùng má của trẻ sưng bất thường.
– Một khối u hoặc áp xe ở đường viền nướu.
– Trẻ trở nên biếng ăn, khóc quấy, khó chịu…
– Hơi thở của bé có mùi khó chịu.
Lý do gây sâu răng ở trẻ
Sâu răng ở trẻ bắt nguồn từ sở thích ăn nhiều đồ ngọt, tình bột bao gồm bánh quy, socola, bánh mì… Cộng với thói quen vệ sinh răng miệng kém, không đúng cách khiến cho thức ăn chứa đường và tinh bột còn sót lại trên răng. Tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh tấn công vào men răng. Và sâu răng bắt đầu hình thành từ những lốm đốm trắng nhỏ.
Lý do sâu răng ở trẻ
Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời những đốm trắng sẽ dần chuyển sang màu nâu, đen. Khi đó, tình trạng sâu răng đã biến chuyển sang giai đoạn mới. Có mức độ gây tổn thương lên răng nhiều hơn. Khi đó, những cơn đau răng, ê buốt, nhói từng cơn cũng sẽ xuất hiện.
Làm gì để giảm đau răng
Nếu con bạn bị đau răng do nguyên nhân sâu răng gây nên. Hoặc trẻ có bất kỳ triệu chứng nào vừa được đề cập ở trên. Cách tốt nhất phụ huynh nên mang con đến gặp bác sĩ tại phòng khám uy tín để được kiểm tra tổng quát. Trong khi chờ gặp nha sĩ, bậc cha mẹ cũng có thể thực hiện một số bước đơn giản và hiệu quả để giảm đau cho trẻ.
Chăm sóc răng miệng cho trẻ kỹ lưỡng
– Cho trẻ súc miệng bằng muối giúp giảm đau tạm thời và giảm kích ứng.
– Cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau. Tuy nhiên, phụ huynh chỉ cho con sử dụng nếu có chỉ định từ phía bác sĩ.
– Chườm lạnh có tác dụng giảm đau hữu hiệu. Đặc biệt, chườm lạnh lại càng hiệu quả hơn nếu bị sưng ở má hoặc nướu.
– Chú trọng vệ sinh răng miệng hằng ngày bằng cách đánh răng ngày 2 lần cho trẻ. Khi đánh dùng lực chải nhẹ nhàng và chỉ nên sử dụng bàn chải lông mềm.
– Phụ huynh nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây, sinh tố, nước ép, thức ăn mềm loãng. Bởi những thực phẩm này sẽ giúp xoa dịu cơn đau nhanh chóng. Đồng thời bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết tốt cho sự phát triển răng lợi của trẻ.
Khi nào nên đến bác sĩ
Nếu trẻ bị đau răng sâu dai dẳng kéo dài, phụ huynh nên đưa con đến gặp nha sĩ nhi khoa ngay lập tức. Đừng chờ đợi quá lâu để sắp xếp một cuộc hẹn vì điều quan trọng là phải loại trừ sâu răng hoặc nhiễm trùng. Một số triệu chứng khác cần được kiểm tra với nha sĩ bao gồm:
– Sưng mặt
– Dấu hiệu của áp xe, bao gồm sưng tấy hoặc một điểm viêm trên nướu răng
– Thức ăn mắc kẹt tại lỗ sâu mà bàn chải hay chỉ nha khoa không làm sạch hết được.
Hình ảnh độc quyền tại Aimée
Aimée là nha khoa chăm sóc sức khỏe răng miệng cho mọi đối tượng uy tín tại TPHCM. Tại đây, không gian phòng khám được xây dựng chuẩn 5 sao. Đem đến sự tiện nghi, sang trọng và trên hết đặt sự yên tâm của khách hàng khi điều trị. Mọi quy trình đều được thực hiện nghiêm ngặt bởi bác sĩ có chuyên môn cao. Nếu con bạn đang bị đau nhức do răng sâu nhưng mãi không khỏi. Hãy liên hệ cho nha khoa Aimée theo hotline 085 353 9939 để được chăm sóc tư vấn, điều trị nhanh chóng.