Răng khôn mọc chậm thường rơi vào giai đoạn từ 17 – 25 tuổi. Nếu mẹ bầu nào đang trong độ tuổi này mà mọc răng khôn thì cũng không phải là trường hợp hiếm gặp. Tuy nhiên, răng khôn khi mọc thường mang theo những hiện tượng vô cùng khó chịu. Gây cản trở cho quá trình sinh hoạt của mẹ bầu. Vậy bầu có nhổ răng khôn được không? Để thai kỳ trọn vẹn và thai nhi được phát triển toàn diện. Nha khoa Aimée sẽ giúp mẹ mang thai giải đáp thắc mắc trên thật chi tiết.
Bầu có nhổ răng khôn được không?
Răng khôn có ảnh hưởng như thế nào lên sức khỏe mẹ bầu?
Răng khôn là răng hàm lớn còn được gọi là răng số 8. Vì mọc ở vị trí sau cùng, răng khôn thường có xu hướng mọc lệch, nằm ngang, thậm chí mọc ngầm. Mỗi đợt nhú lên như vậy sẽ dao động từ vài tháng. Và mất khoảng 4 – 5 năm để răng khôn phát triển hoàn chỉnh. Răng khôn khi mọc sẽ gây ra cảm giác đau nhức kèm thêm lợi sưng.
Răng khôn ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe mẹ mang thai?
Đối với những mẹ mang thai thì răng khôn mọc được xem là nỗi ám ảnh lớn. Sở dĩ cơ thể của người mẹ trong giai đoạn thai kỳ rất dễ tổn thương và nhạy cảm hơn thông thường. Thời điểm này nội tiết tố và hàm lượng canxi cũng thuyên giảm đáng kể. Do đó, răng khôn mọc hành sẽ khiến cho mẹ bầu cảm thấy đau nhức dữ dội.
Hơn hết còn tạo điều kiện cho ổ vi khuẩn tấn công và phát triển thành nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Chẳng hạn như sâu răng, nhiễm trùng, viêm nhiễm, tụt lợi, sưng nướu… Gây khó khăn mỗi khi ăn uống, trò chuyện hoặc nghỉ ngơi.
Đang mang thai có nhổ răng khôn được không?
Để chấm dứt tình trạng đau nhức, nhiều mẹ bầu đã lựa chọn giải pháp nhổ bỏ răng khôn. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây liệu rằng bầu có nhổ răng khôn được không? Theo bác sĩ nha khoa chia sẻ, khi đang mang thai việc nhổ răng khôn sẽ không được khuyến khích.
Đang mang thai có nhổ răng được không?
Bởi vì nhổ răng trong giai đoạn này rất có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng. Chưa kể quy trình nhổ răng khôn còn phải trải qua các khâu chụp x-quang, tiêm tê cục bộ, rạch nướu tiểu phẫu, kháng sinh… Đều là những việc làm không tốt cho sức khỏe của người mẹ lẫn thai nhi.
Thông thường bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp giúp mẹ bầu kiểm soát cơn đau. Chờ đến khi sinh xong bác sĩ mới cân nhắc đến chuyện can thiệp. Tuy nhiên, trường hợp răng khôn mọc quá đau, sâu lan đến tủy thì mẹ bầu nên lựa chọn nha khoa uy tín để được thăm khám cẩn thận.
Biện pháp giảm đau răng dành cho mẹ bầu khi không thể nhổ răng
Nếu không thể nhổ răng khôn, mẹ bầu có thể áp dụng những cách giảm đau tại nhà như sau:
Súc miệng mỗi ngày với nước muối sinh lý: Nước muối có tác dụng kháng khuẩn, loại bỏ vụn vỡ thức ăn, làm sạch khoang miệng. Súc miệng nước muối trong vòng 30 – 60 giây và nhổ ra. Sau đó súc miệng thêm lần nữa với nước sạch. Duy trì thực hiện mỗi ngày, tình trạng đau răng sẽ được thuyên giảm.
Súc miệng bằng nước muối
Chườm lạnh: Hơi lạnh từ túi chườm có khả năng làm tê liệt dây thần kinh. Hỗ trợ giảm đau nhanh chóng. Đặt túi chườm lên má ngoài ngay tại vị trí răng đang đau. Chườm trong vòng 15 phút rồi ngừng. Lặp lại thao tác 2 – 3 lần mỗi ngày để tăng cường hiệu quả giảm đau.
Chườm lạnh
Ăn thức ăn nấu chín mềm: Việc sử dụng các món ăn được nấu chín, làm mềm sẽ giảm áp lực lên bề mặt cắn. Hạn chế tác động lên răng khôn đang đau hoặc những vùng răng nhạy cảm. Mẹ bầu có thể tham khảo một số món ăn như súp, cháo, yến mạch, sữa, sinh tố, canh rau củ…
Lên kế hoạch ăn uống lành mạnh
Hy vọng thông tin trên giúp mẹ bầu giải đáp được gút mắc bầu có nhổ răng khôn được không. Ngoài ra, để răng miệng được khỏe mạnh xuyên suốt quá trình mang thai. Mẹ bầu nên đến nha khoa kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần. Hãy liên hệ cho nha khoa Aimée theo hotline 085 353 9939 để được hỗ trợ nhanh chóng.