Bầu bị đau răng khôn là tình trạng phổ biến thường gặp. Bởi răng khôn sẽ mọc ở người trưởng thành dao động từ 18 đến 25 tuổi. Vậy mọc răng khôn trong giai đoạn mang thai có sao không? Mẹ bầu nên làm những gì? Nên nhổ răng hay không? Đọc ngay bài viết sau để tìm ra câu trả lời nhé!
Mang thai mọc răng khôn có sao không?
Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 và thường mọc sau cùng tại vị trí góc khuất của hàm răng. Ở người trưởng thành, răng số 8 mọc vào độ tuổi từ 18 đến 25. Không ít mẹ mang thai trong giai đoạn này mọc răng khôn. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây liệu rằng mọc răng khôn khi thai kỳ có sao không?
Thực tế, mọi thứ sẽ không có gì nếu răng khôn mọc thẳng đứng và nhú lên hẳn trên hàm răng. Đối với mẹ bầu, răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, xiên vẹo đều gây đau nhức. Thậm chí, cản trở khó khăn trong việc cử động xương hàm, nóng sốt. Vô hình trung tác động tới quá trình ăn uống của mẹ.
Nếu tình trạng đau nhức răng khôn kéo dài, rất có thể mẹ bầu bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Dẫn đến thai nhi bị còi xương, không đủ cân nặng, chậm phát triển. Cách tốt nhất khi đau răng khôn là mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ có chuyên môn để được thăm khám cẩn thận. Bởi nếu ỷ lại không điều trị dứt điểm kịp thời sẽ đem đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Điển hình như sâu răng, lợi viêm bao trùm lên răng khôn, vi khuẩn tấn công.
Bị đau răng khi mang bầu nên làm gì?
Như Aimée có đề cập ở phía trên, cách tốt nhất để làm giảm cơn đau răng khôn chính là gặp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt. Chỉ khi đến phòng khám trực tiếp, bác sĩ mới xác định được vấn đề mẹ bầu đang gặp phải. Đồng thời, đưa ra các phương án điều trị thích hợp. Trong trường hợp, mẹ bầu chưa kịp đến nha khoa ngay được. Thai phụ vẫn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục đau răng tại nhà như sau:
Súc miệng bằng nước muối giúp giảm đau
– Nước muối: nước muối có tác dụng loại bỏ vi khuẩn, kháng viêm, làm dịu răng đau nhức hiệu quả. Để giảm đau với nước muối, mẹ bầu cho 1 ít muối hòa cùng nước ấm. Khuấy đều cho đến khi cả hai hòa tan với nhau. Sau đó, súc miệng trong vòng vài giây và nhổ nhẹ ra. Lặp đi lặp lại thao tác nhiều lần trong ngày cơn đau sẽ được giảm thiểu đáng kể.
– Chườm túi gel lạnh: nhiệt lạnh từ túi có khả năng làm tê liệt dây thần kinh. Từ đó giúp xoa dịu cơn đau một cách nhanh chóng. Dùng túi gel chườm vào bên má tại khu vực răng đau. Trường hợp không có túi chườm thì mẹ bầu có thể áp dụng bằng cách cho viên đá vào khăn sạch.
– Đánh răng ngày 2 lần cùng bàn chải chứa đầu lông mềm. Chải thật nhẹ nhàng, nếu có thể mẹ bầu nên kết hợp thêm chỉ nha khoa, bàn chải kẽ, máy tăm nước. Nhằm loại bỏ các thức ăn thừa, cao răng bám trên bề mặt răng tốt hơn.
– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, trái cây, hoa quả thay vì thức ăn dai cứng.
– Duy trì thói quen kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần tại phòng khám uy tín.
Bầu mọc răng khôn có nên nhổ hay không?
Theo các chuyên gia, mọc răng khôn khi mang thai thường không khuyến khích nhổ răng. Lý do là vì làm tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết, ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. Đối với trường hợp buộc phải nhổ răng khôn. Mẹ mang thai sẽ được chụp X-quang. tiểu phẫu đến dùng thuốc giảm đau cẩn thận. Để thực hiện được phương án loại bỏ răng khôn. Mẹ bầu cần chờ đợi khoảng thời gian thích hợp khi thai nhi đã thật sự ổn định.
Hình ảnh độc quyền tại Aimée
Mọi thông tin từ bài viết trên hy vọng giúp giải đáp thắc mắc bầu bị đau răng khôn phải làm sao. Nếu quý khách hàng còn bất kỳ câu hỏi nào cần được giải đáp. Vui lòng liên hệ cho nha khoa Aimée theo hotline 085 353 9939 để được hỗ trợ đặt lịch nhanh chóng.