Mang thai thực sự là một khoảng thời gian rất thú vị và chứa đầy niềm vui. Khi nó mang lại nhiều trải nghiệm đáng nhớ cho người mẹ. Đi kèm với đó là những triệu chứng như ốm nghén, đau lưng, trào ngược axit, sưng chân, tâm trạng thất thường. Trong đó, bầu 7 tháng bị đau răng là một trong số vấn đề nan giải thường gặp nhất.
Đau răng ở mẹ bầu
Nguyên nhân dẫn đến răng đau ở mẹ bầu
Đau răng và các vấn đề về nướu cũng rất phổ biến khi mang thai. Mặc dù những triệu chứng này thường chỉ là tạm thời. Nhưng chúng có thể gây ra các vấn đề răng miệng nghiêm trọng rất lâu sau khi bạn sinh con nếu không được điều trị.
Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ trải qua những thay đổi về nội tiết tố và sinh lý. Điều này góp phần giúp ích cho sự phát triển của em bé. Sự gia tăng đột ngột về nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể cần thiết để hỗ trợ mang thai cũng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng của bạn.
Nguyên nhân đau răng ở mẹ mang thai 7 tháng
Một số nguyên nhân dẫn đến đau răng ở mẹ bầu
– Viêm nướu khi mang thai: nồng độ progesterone cao khi mang thai làm tăng nguy cơ phát triển phản ứng với mảng bám. Những vi khuẩn tồn tại trong cao răng có thể gây ra “viêm nướu khi mang thai”. Đây là một dạng nhiễm trùng nướu nhẹ đặc trưng bởi nướu bị viêm, tụt và dễ chảy máu cũng như đau khi nhai.
– Các khối u khi mang thai: sự thay đổi nội tiết tố cũng có thể gây ra u hạt sinh mủ ở nướu. Đây là những tổn thương chứa đầy mạch máu gây chảy máu và đau đớn thường xuyên.
– Ăn uống không lành mạnh: thèm ăn thường xảy ra trong ba tháng đầu tiên của bạn. Nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm có hàm lượng carbohydrate hoặc đường cao. Bạn sẽ dễ bị sâu răng gây đau răng, ê buốt và có nguy cơ mất răng.
-Axit ăn mòn men răng do ốm nghén và ợ nóng: nôn mửa và ợ chua cũng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Axit trong chất nôn và trào ngược axit có thể ăn mòn men răng bảo vệ của bạn, gây ra tình trạng răng nhạy cảm.
– Hội chứng khô miệng: thiếu nước bọt trong miệng cũng là một trong những ảnh hưởng của sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai. Nước bọt giúp ngăn ngừa sự tích tụ của vi khuẩn trong miệng của bạn. Nếu bạn không thể tiết đủ nước bọt, rất có thể bạn sẽ bị sâu răng, viêm nướu và loét miệng.
Giảm đau răng cho mẹ mang thai
Dưới đây là một số mẹo điều trị và biện pháp khắc phục tại nhà nếu bạn bị đau răng, đau nướu, đau miệng khi mang thai:
Hãy đến gặp nha sĩ để kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên
Để có sức khỏe răng miệng tối ưu, hãy tham khảo ý kiến nha sĩ và chuyên gia trị liệu sức khỏe răng miệng trước, trong và sau khi mang thai. Họ đánh giá tình trạng của bạn và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Song đó, thực hiện các thủ tục cần thiết ở những giai đoạn thích hợp trong thai kỳ của bạn.
Kiểm tra răng miệng tại bác sĩ uy tín
Vệ sinh răng miệng định kỳ không gây hại cho em bé. Và có thể được thực hiện bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Nếu bạn cần trải qua các thủ thuật cần gây mê toàn thân ví dụ: điều trị tủy răng, trám răng. chúng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong ba tháng đầu tiên của bạn. Vì vậy hãy trao đổi với nha sĩ của bạn về thời điểm an toàn nhất để thực hiện chúng.
Giữ vệ sinh răng miệng tốt
Giữ cho răng và nướu của bạn khỏe mạnh bằng cách đánh răng bằng kem đánh răng có fluoride. Thực hiện thao tác chải răng ít nhất hai lần một ngày. Dùng chỉ nha khoa hoặc làm sạch kẽ răng hàng ngày. Cũng như sử dụng nước súc miệng không chứa cồn. Điều này ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám có thể gây viêm nướu và sâu răng.
Ảnh minh họa
Súc miệng sau khi nôn
Tránh đánh răng ngay sau cơn ốm nghén. Vì axit trong chất nôn có thể làm mất đi lớp men bảo vệ răng. Đặc biệt, việc đánh răng chỉ có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó, hãy súc miệng bằng một cốc nước ấm pha với một thìa baking soda và đánh răng sau khoảng một giờ.
Ăn một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh
Hãy kiềm chế cơn thèm ăn của bạn và tránh ăn quá nhiều thực phẩm có đường, chứa nhiều carb. Ăn nhẹ bằng các lựa chọn thay thế lành mạnh hơn như trái cây tươi, rau, sữa chua và bánh quy giòn làm từ lúa mì nguyên hạt. Nếu bạn bị khô miệng, hãy uống nhiều nước hoặc nhai kẹo cao su không đường để kích thích sản xuất nước bọt.