Thai kỳ là khoảng thời gian tuyệt vời nhất của mỗi mẹ bầu. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm răng miệng của người mẹ trở nên khá nhạy cảm. Vì vậy, không ít trường hợp bầu 36 tuần bị đau răng. Những lúc như vậy, mẹ mang thai nên liên hệ thăm khám cùng bác sĩ để tìm ra giải pháp điều trị thích hợp.
Mẹ bầu bị đau răng
Bầu 36 tuần đau răng nguyên nhân gì?
Cơ thể bạn đang trải qua nhiều thay đổi khi mang thai. Những thay đổi đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng hiện tại. Tình trạng răng nhạy cảm, đau nhức phần lớn là do sự thay đổi hormone. Một số nguyên nhân phổ biến gây đau răng ở mẹ mang thai:
Gia tăng mảng bám
Phụ nữ mang thai dễ bị tích tụ mảng bám hơn bình thường. Vì phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại mảng bám dao động trong thai kỳ. Nếu mảng bám tiếp tục tích tụ mà không được giải quyết, nó có thể cứng lại thành cao răng và làm tăng nguy cơ sâu răng.
Mảng bám tích tụ
Ốm nghén
Nhiều bà bầu dễ bị ốm nghén, buồn nôn, nôn mửa, đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ. Axit của mật có thể làm suy yếu men răng của người mẹ theo thời gian. Dẫn đến tăng độ nhạy cảm và hình thành sâu răng. Đánh răng bằng kem đánh răng trung hòa axit để loại bỏ axit dạ dày sau khi nôn mửa. Hoặc súc miệng bằng dung dịch nước và một thìa cà phê baking soda.
Mắc các bệnh về nướu
Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai khiến bạn dễ mắc bệnh nướu răng, khiến nướu bị đau và nhạy cảm. Chảy máu nướu răng thường đi kèm với những vấn đề này. Bệnh nướu răng cũng có thể dẫn đến nhiều vấn đề hơn về sau.
Lợi sưng
Điều trị răng đau cho mẹ bầu như thế nào?
Một số phương pháp khắc phục đau nhức răng cho mẹ bầu cụ thể:
Ảnh minh họa
– Súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng giúp giảm viêm. Từ đó, giảm bớt tình trạng nướu nhạy cảm và đau răng.
– Chườm lạnh: Nếu mặt bạn bị sưng và bạn xác định được cơn đau răng của mình. Hãy thử áp dụng biện pháp chườm lạnh để làm dịu cơn đau răng.
– Uống thuốc giảm đau: mẹ bầu có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn để giảm bớt cơn đau răng. Tuy nhiên, để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ mang thai nên liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
– Sử dụng gel nha đam: nha đam có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm. Sử dụng gel nha khoa trên nướu, răng giúp giảm sự phát triển của vi khuẩn và giảm sưng nướu.
– Uống sữa ấm: có thể giúp giảm sưng và viêm trong miệng. Sữa cũng chứa nhiều canxi và vitamin K, rất quan trọng cho sức khỏe nướu. Tuy nhiên, sữa có thể làm tăng sự hình thành mảng bám, vì vậy hãy nhớ đánh răng thường xuyên.
– Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế sử dụng thức ăn quá dai cứng. Vì chúng sẽ khiến cho răng của người mẹ trở nên đau nhức nhiều hơn.