Khi mang thai cơ thể của người mẹ có những biến chuyển rõ rệt về thể chất lẫn tinh thần. Trong đó, sức khỏe răng miệng của mẹ là thay đổi nhiều nhất. Đặc biệt trong giai đoạn bầu 3 tháng bị đau răng lại càng phổ biến hơn nữa. Việc tìm hiểu nguyên nhân giúp mẹ bầu hiểu rõ vấn đề mình đang gặp phải. Từ đó, có những phương pháp điều trị thích hợp.
Bầu bị đau răng
Vì sao mẹ bầu hay bị đau răng?
Trong quá trình mang thai, một số phụ nữ bầu thường trải qua hiện tượng đau răng. Và có một số nguyên nhân chính gây đau răng tại đây.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau răng
– Thay đổi hormone: Trong thai kỳ, cơ thể mẹ bầu sản xuất một lượng lớn hormone để duy trì thai nhi và chuẩn bị cho việc sinh con. Sự thay đổi này có thể ảnh hưởng đến cân bằng hormone trong cơ thể. Dẫn đến suy giảm quá trình tái tạo mô và xương. Làm tăng khả năng bắt vi khuẩn và gây viêm nhiễm răng.
– Thói quen ăn uống: Trong thời gian mang thai, mẹ bầu sẽ thay đổi thói quen ăn uống. Việc ăn uống nhiều đồ ngọt hoặc không duy trì vệ sinh răng miệng đầy đủ. Có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây viêm nhiễm và đau răng.
– Suy giảm miễn dịch: Nội tiết tố mang thai có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể mẹ bầu. Làm giảm sức đề kháng và khả năng chống lại vi khuẩn. Điều này làm tăng nguy cơ vi khuẩn tấn công vào răng và gây đau răng.
– Thiếu hụt canxi: Trong thai kỳ, cơ thể mẹ bầu sử dụng lượng canxi lớn để hỗ trợ sự phát triển xương của thai nhi. Nếu mẹ bầu không cung cấp đủ lượng canxi từ chế độ ăn uống hoặc không sử dụng thêm bổ sung canxi. Khi đó, cơ thể sẽ lấy canxi từ răng và xương của mẹ để đáp ứng nhu cầu của thai nhi.
Cách xử lý đau răng cho mẹ bầu
Đầu tiên, hãy đảm bảo bạn duy trì vệ sinh răng miệng tốt. Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày bằng kem chứa fluoride, chỉ nha khoa, máy tăm nước để làm sạch đầy đủ các mảng bám. Hạn chế tiêu thụ đồ ngọt và uống nước có đường. Nhằm ngăn ngừa vi khuẩn hình thành và phá hủy răng. Song đó, mẹ bầu cũng có thể rửa miệng bằng nước muối ấm để giảm viêm nhiễm và đau răng.
Hạn chế uống nước ngọt
Ngoài ra, hãy thăm bác sĩ nha khoa để kiểm tra và làm sạch răng miệng đều đặn. Bác sĩ xử lý các vấn đề răng miệng như viêm nhiễm nướu, sâu răng để giảm đau và ngăn ngừa vấn đề tiềm ẩn. Nếu đau răng trở nên nghiêm trọng hoặc không giảm đi sau một thời gian. Hãy tìm kiếm ý kiến tư vấn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu lẫn thai nhi.
Phòng ngừa đau nhức răng cho bầu 3 tháng
Phòng ngừa đau nhức răng là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe răng miệng của mẹ bầu. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa đau nhức răng mà bạn có thể áp dụng trong thời gian mang thai:
Kiểm tra răng miệng định kỳ tại nha khoa
– Duy trì vệ sinh răng miệng: Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày để làm sạch mảng bám. Tránh dùng các loại kem đánh răng chứa fluoride có hàm lượng cao. Nên chọn loại hợp lý và tuân theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì. Điều này giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, sâu răng và giảm đau răng.
– Hạn chế đường và thực phẩm ngọt: Việc ăn uống nhiều đồ ngọt sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng. Hạn chế tiêu thụ những thực phẩm này sẽ giảm nguy cơ đau nhức răng và bảo vệ răng miệng khỏe mạnh.
– Điều chỉnh chế độ ăn uống: Chú ý đến cách bạn ăn uống và nhai thức ăn. Tránh nhai thức ăn quá nhanh hoặc không nhai đúng cách. Điều này giúp giảm áp lực lên răng và tiêu hóa tốt hơn.
– Điều trị bệnh nha chu: Nếu bạn có bất kỳ vấn đề nha chu như viêm nhiễm nướu, sưng và chảy máu chân răng. Hãy thăm bác sĩ nha khoa để điều trị kịp thời và ngăn ngừa các vấn đề răng miệng tiềm ẩn.
– Đi khám định kỳ: Đi khám và làm sạch răng miệng định kỳ. Bác sĩ nha khoa có thể theo dõi tình trạng răng miệng của bạn. Xử lý sớm các vấn đề như mảng bám, sâu răng, viêm nhiễm. Để ngăn chặn sự phát triển và đau nhức răng.